Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá thép hôm nay 14/6/2022: Chưa dứt đà giảm

Ghi nhận vào lúc 10h ngày 14/6 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm xuống mức 4.668 nhân dân tệ/tấn. Tại Ấn Độ, nhu cầu thấp trên thị trường trong nước và quốc tế, kết hợp với quá trình sản xuất đòi hỏi chi phí cao, đang khiến một số nhà máy thép xem xét cắt giảm sản lượng.

Một số nhà máy thép sơ cấp đang cân nhắc việc cắt giảm sản lượng hoặc tiến hành đóng cửa các cơ sở. Không chỉ các nhà máy nhà này, một số nhà sản xuất thứ cấp cũng đã tiến hành cắt giảm lượng sản xuất.

Một nhà sản xuất thứ cấp ở phía Tây Ấn Độ chia sẻ, tính đến thời điểm hiện tại, sản lượng của họ trong tháng 6 đã giảm 5 - 10%.

2059-giathep146

Ảnh minh họa

Một doanh nghiệp khác ở phía Đông cho biết, đợt điều chỉnh giá thép diễn ra trước đợt điều chỉnh giá nguyên liệu thô, dẫn đến khoản lỗ 2.000 - 3.000 rupee/tấn, do đó đặt ra yêu cầu phải cắt giảm sản lượng trong thời gian ngắn.

Giá thép được ghi nhận ở chế độ điều chỉnh trước khi chính phủ áp thuế xuất khẩu, và điều này đã tác động đến khoảng 95% các sản phẩm thép xuất khẩu. Sau khi chính phủ đưa ra thuế xuất khẩu, giá giảm hơn nữa.

Song, theo các công ty, người dùng vẫn đang ở chế độ theo dõi. Thị trường đang có sự nhầm lẫn rằng giá sẽ giảm, vì vậy khách hàng đang trì hoãn việc mua hàng, và hàng tồn kho đang tăng lên.

Một giám đốc điều hành công ty thép cho biết, đã đến lúc các nhà máy sản xuất thép phải ngừng hoạt động để không bị tồn kho quá cao vào cuối quý.

Một số công ty tin rằng, chi phí cao sẽ không cho phép điều chỉnh giá thêm. Với mức chi phí hiện tại, ngay cả khi không có thuế, giá thép trên thị trường cũng đang ở trạng thái không bền vững, Business Standard đưa tin.

Tại thị trường trong nước, giá thép xây dựng đang dao động 16,8-17,9 triệu đồng/tấn. Đây là đợt giảm thứ hai trong tuần đầu tháng 6.

Trong vòng một tháng qua, giá thép điều chỉnh giảm 5 lần với tổng mức giảm đến hơn 2 triệu đồng/tấn. Cụ thể, CB240 và CB300 của Hòa Phát ở miền Bắc giảm lần lượt 2,04 triệu đồng/tấn và 1,58 triệu đồng/tấn.

Tuy nhiên, dự kiến của một số công ty thép, giá thép có thể sẽ sớm tăng trở lại khoảng 300.000 đồng/tấn, do giá nguyên vật liệu thế giới đã bắt đầu tăng khi Trung Quốc nới lỏng chính sách kiểm soát dịch COVID-19 giúp nhu cầu của thị trường lớn nhất thế giới này hồi phục.

Thép Hòa Phát giảm 300 đồng so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.510 đồng/kg. Thép Pomina hạ giá bán, với dòng thép cuộn CB240 giảm 300 đồng xuống mức 17.510 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng có giá 17.910 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 ngày hôm nay 6/6 giảm 310 đồng, xuống nức 16.660 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 300 đồng, có giá 16.770 đồng/kg. Thép Tung Ho hạ nhiệt giá bán, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.150 đồng/kg.

EU: Hạn ngạch toàn cầu mới, Việt Nam bị đưa vào hạn ngạch HDG

EU đã thông báo cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về quyết định gia hạn các biện pháp tự vệ đối với thép đến năm 2024, hiện tại với hạn ngạch toàn cầu đối với một số sản phẩm bị ảnh hưởng bởi Ukraine, và Việt Nam được bổ sung vào hạn ngạch "các nước khác" đối với thép mạ kẽm nhúng nóng ( HDG).

Các biện pháp được công bố là kết quả của đợt xem xét lại các biện pháp tự vệ năm 2021 của Ủy ban Châu Âu, sẽ được áp dụng từ ngày 1 tháng 7 năm 2022.

EU đã thông qua quy định tạm thời đình chỉ các biện pháp tự vệ áp dụng đối với Ukraine, hiện vẫn chưa có hiệu lực. Ukraine trong lịch sử là một nước xuất khẩu quan trọng các sản phẩm loại 7 và 17, thép tấm và góc, thép hình, thường chiếm khoảng 33% trong tổng khối lượng hạn ngạch – năm ngoái nước này đại diện gần 43% của thị trường nhập khẩu EU. Với việc hầu như không nhập khẩu loại này kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bắt đầu, ủy ban dự định sẽ toàn cầu hóa hạn ngạch cho các loại này để giảm bớt nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.

Phương pháp tương tự sẽ áp dụng cho loại 8 và 25A, tấm và dải cán nóng không gỉ và ống hàn lớn.

Việt Nam hiện đã được đưa vào danh sách các nước đang phát triển áp dụng biện pháp tự vệ đối với cả hai loại HDG 4A và 4B. Các lô hàng HDG của Việt Nam đã tăng đáng kể kể từ năm 2017, đạt 979.205 tấn trong năm 2021, khiến các doanh nghiệp trong nước vận động hành lang thay đổi việc loại trừ Việt Nam. Từ ngày 1 tháng 7 năm 2021 đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, tổng hạn ngạch của các quốc gia khác 4A và 4B chỉ là hơn 2,1 triệu tấn, có nghĩa là Việt Nam có thể được kỳ vọng sẽ sử dụng khoảng 45% hạn ngạch của các quốc gia khác.

Theo thông báo, tốc độ tự do hóa hàng năm của biện pháp tự vệ sẽ tăng lên 4% từ 3% kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2022 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024, để dần dần cho phép nhập khẩu cạnh tranh hơn vào thị trường trong khi ngành sản xuất trong nước điều chỉnh.

Thông báo cũng lưu ý rằng việc thay thế một phần các biện pháp Mục 232 của Hoa Kỳ không biện minh cho bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với các biện pháp tự vệ của EU.

Linh Linh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...