Giá thép hôm nay 13/6/2022: Sụt giảm mạnh mẽ
Ghi nhận vào lúc 11h ngày 13/6 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm xuống mức 4.686 nhân dân tệ/tấn. Hiệp hội Thép Ấn Độ (ISA) đang tìm kiếm sự can thiệp ngay lập tức của chính phủ để kiểm tra giá than luyện cốc, hiện đã tăng gấp 3 lần so với trước kia lên khoảng 450 USD/tấn.
Ông Alok Sahay, Tổng Thư ký ISA, nhận định: "Giá than luyện cốc đang tác động mạnh đến ngành công nghiệp và chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến giá thép trên thị trường". Giải thích về tình hình này, ông Sahay cho biết, giá than luyện cốc từng nằm trong khoảng 120 - 130 USD/tấn trong một năm trở lại đây. Song vào tháng 3/2022, giá than luyện cốc đã đạt đỉnh khoảng 670 USD/tấn.
Với mức giá hiện tại, các chuyên gia trong ngành cho biết, chỉ riêng chi phí than cốc trong quá trình luyện thép là đã vào khoảng 28.000 - 30.000 rupee/tấn, chiếm khoảng 40 - 45% chi phí sản xuất.
Bên cạnh đó, quá trình sản xuất thép còn đòi hỏi chi phí cho các nguyên liệu đầu vào khác như quặng sắt và hợp kim sắt, cộng thêm đó là chi phí hậu cần, nhiên liệu và các chi phí cố định khác.
Ảnh minh họa |
Tại thị trường trong nước, giá thép xây dựng trong nước ổn định sau 5 lần hạ giá. Cụ thể, thép CB240 và D10 CB300 của Việt Đức là 16,82 triệu đồng/tấn và 17,47 triệu đồng/tấn. Giá CB240 và CB300 của Thép Miền Nam là 17,36 triệu đồng/tấn và 17,76 triệu đồng/tấn. Giá hai loại thép trên của Hòa Phát tại miền Bắc 16,95 triệu đồng/tấn và 17,51 triệu đồng/tấn.
Trong vòng một tháng qua, giá thép điều chỉnh giảm 5 lần với tổng mức giảm đến hơn 2 triệu đồng/tấn. Cụ thể, CB240 và CB300 của Hòa Phát ở miền Bắc giảm lần lượt 2,04 triệu đồng/tấn và 1,58 triệu đồng/tấn.
Tuy nhiên, dự kiến của một số công ty thép, giá thép có thể sẽ sớm tăng trở lại khoảng 300.000 đồng/tấn, do giá nguyên vật liệu thế giới đã bắt đầu tăng khi Trung Quốc nới lỏng chính sách kiểm soát dịch Covid-19 giúp nhu cầu của thị trường lớn nhất thế giới này hồi phục.
Dự kiến của một số công ty thép, giá thép có thể sẽ sớm tăng trở lại khoảng 300.000 đồng/tấn, do giá nguyên vật liệu thế giới đã bắt đầu tăng.
Thép Hòa Phát giảm 300 đồng so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.510 đồng/kg. Thép Pomina hạ giá bán, với dòng thép cuộn CB240 giảm 300 đồng xuống mức 17.510 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng có giá 17.910 đồng/kg.
Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 ngày hôm nay 6/6 giảm 310 đồng, xuống nức 16.660 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 300 đồng, có giá 16.770 đồng/kg. Thép Tung Ho hạ nhiệt giá bán, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.150 đồng/kg.
Rà soát lần thứ hai việc áp thuế chống bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 10/6, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm nhôm được phân loại theo mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.29.90 có xuất xứ từ Trung Quốc (mã vụ việc AR02.AD05).
Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các tổ chức, cá nhân đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát, đồng thời hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra rà soát.
Trước đó, ngày 28/9/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc.
Mức thuế CBPG tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc là từ 2,49 - 35,58%. Số lượng nhà sản xuất Trung Quốc bị điều tra trong vụ việc là 16 công ty.
Theo quy định, trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc một năm kể từ ngày có quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp CBPG, các bên liên quan có quyền nộp hồ sơ đề nghị rà soát việc áp dụng biện pháp CBPG.
Trong lần rà soát thứ nhất, theo Quyết định được công bố hồi tháng 4/2022, các nhà sản xuất, xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mức thuế chống bán phá giá từ 4,39 - 35,58%. Số lượng nhà sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá là 18 công ty. Biện pháp chống bán phá giá sẽ có hiệu lực sau 5 ngày kể từ khi ban hành.
Minh Phương