Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xu thế ‘bới rác tìm vàng’ tại Mỹ: Hàng trăm triệu USD lợi nhuận từ các khu xử lý chất thải đang khiến nhà đầu tư phố Wall đỏ mắt tranh giành

Các quy định về tỷ lệ nguyên liệu tái chế trong bao bì, nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho ngành xe điện cùng khoản ngân sách khổng lồ đang biến ngành xử lý rác thành "mỏ vàng" cho nhà đầu tư Phố Wall.

 

Xu thế ‘bới rác tìm vàng’ tại Mỹ: Hàng trăm triệu USD lợi nhuận từ các khu xử lý chất thải đang khiến nhà đầu tư phố Wall đỏ mắt tranh giành - Ảnh 1.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay chiến lược thúc đẩy các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường của chính quyền Washington đang khiến ngày càng nhiều nhà đầu tư đánh giá cao các doanh nghiệp trong ngành xử lý rác.

Cụ thể, cổ phiếu của hàng loạt các hãng xử lý rác thải nổi tiếng như Waste Management (WM) hay Republic Services đã tăng mạnh lên mức kỷ lục kể từ khi Tổng thống Joe Biden thông qua Đạo luật chống lạm phát (IRA) vào tháng 8/2022.

Xu thế ‘bới rác tìm vàng’ tại Mỹ: Hàng trăm triệu USD lợi nhuận từ các khu xử lý chất thải đang khiến nhà đầu tư phố Wall đỏ mắt tranh giành - Ảnh 2.

Theo WSJ, khoản ngân sách khổng lồ của chính phủ cho mảng thân thiện môi trường khiến cổ phiếu các ngành liên quan trở nên cực kỳ thu hút trong mắt các nhà đầu tư Phố Wall.

“Các doanh nghiệp này đang ở một vị thế cực kỳ thuận lợi. Ngành xử lý rác thải sẽ trở thành xu thế mới của nhà đầu tư hiện nay”, chuyên gia phân tích Michael Hoffman của ngân hàng Stifel nhận định.

Khí đốt từ rác thối rữa

Theo WSJ, việc tái sử dụng nguyên liệu tái chế sẽ đem lại thêm nhiều lợi nhuận cho ngành “bới rác tìm vàng”, cùng như góp phần bảo vệ môi trường hơn.

Cả 2 hãng WM và Republic đều đang xây dựng những nhà máy cô lập khí Mê tan từ khói thải rác thối rữa và đưa chúng vào lưới khí đốt tự nhiên, phục vụ cho các nhà máy điện, lò nung hay thậm chí là các hộ gia đình sử dụng.

Ngoài ra, 2 doanh nghiệp cũng trang bị thêm những công nghệ phân loại tự động tiên tiến nhất cho các nhà máy rác thải nhằm giảm thiểu áp lực thu hồi bao bì của ngành hàng tiêu dùng, vốn là một trong những loại rác thải bị vứt bỏ ra ngoài môi trường nhiều nhất.

Nhiều chủ bãi rác kỳ vọng sẽ có thêm hàng trăm triệu USD lợi nhuận từ nhu cầu tái chế đang ngày một tăng cũng như chính sách ưu đãi thuế khi giảm khí thải nhà kính bằng việc tận dụng làm khí đốt.

“Chúng tôi thật may mắn khi đang nằm đúng xu thế lớn hiện nay của thị trường. Trước đây chúng tôi chỉ dám nghĩ đến mức tăng trưởng 5%/năm thì nay tỷ lệ này đã lên 2 chữ số”, CEO Jon Vanker Ark của Republic cười nói.

Hãng Republic đang có khoảng 206 bãi rác đang hoạt động và đã ký hợp đồng với tập đoàn dầu khí BP để kết nối 43 bãi rác vào mạng lưới đường ống khí đốt của họ. Các bãi rác khác cũng đang thực hiện dự án kết nối khí thải rác thối rữa cho mạng lưới làm phân bón hoặc các nhà máy điện.

Ngoài ra, Republic còn chi đến 275 triệu USD để xây dựng nhà máy phân loại ni lông để tái chế chúng thành nguyên liệu bao bì mới cho các doanh nghiệp.

Xu thế ‘bới rác tìm vàng’ tại Mỹ: Hàng trăm triệu USD lợi nhuận từ các khu xử lý chất thải đang khiến nhà đầu tư phố Wall đỏ mắt tranh giành - Ảnh 3.

Thậm chí CEO Ark còn cho biết vì để trông có vẻ thân thiện với môi trường, có trách nhiệm xã hội hơn mà ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn hợp tác với Republic trong các dự án tái chế. Tại các bang như California, Washington...các công ty hàng tiêu dùng đang phải đối mặt với tỷ lệ tối thiểu bắt buộc về nguyên liệu tái chế trong bao bì.

“Các khách hàng doanh nghiệp của chúng tôi đang tranh giành lẫn nhau về việc ai sẽ được đầu tư cái gì”, ông Vander Ark vui mừng cho biết.

Hàng trăm triệu USD

Trong khi đó, WM với hơn 250 bãi rác đang ở năm thứ 2 trong dự án 4 năm có tổng giá trị đầu tư 1,2 tỷ USD, mục tiêu là xây dựng 20 trạm kết nối khí thải rác thối rữa làm khí đốt. Ngoài ra công ty cũng có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD mở rộng và tự động hóa mảng phân loại, xử lý và tái chế rác thải.

Theo kế hoạch, WM sẽ gia tăng công suất tái chế thêm 25% vào năm 2025 và việc sử dụng máy móc tự động hóa sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí nhân công. Phía công ty cho biết việc áp dụng công nghệ tự động khiến hãng thu về 15% giá trị cao hơn trên mỗi tấn rác thải nhờ phân loại tốt hơn so với thuê nhân công.

Ước tính của WM cho thấy những khoản đầu tư này sẽ đem về thêm cho hãng 240 triệu USD trong 4 năm tới, đó là chưa kể tiềm năng cực lớn từ mảng đầu tư khí thải rác thối rữa làm khí đốt.

Phía WM cho biết tập đoàn sẽ mở rộng công suất dự án khí thải rác thối rữa lên 8 lần so với hiện nay và kỳ vọng sẽ thu về hơn 500 triệu USD lợi nhuận trước thuế nhờ đó từ nay đến năm 2026. Con số này có được không chỉ nhờ bán khí đốt mà còn là bán tín chỉ nhiên liệu thân thiện với môi trường (Renewable Fuel Credit).

Đặc biệt, những con số trên còn chưa tính đến khoản 250 triệu USD hỗ trợ ngân sách nhờ ưu đãi thuế khi WM xây dựng các trạm khí đốt mới trên bãi rác.

Xu thế ‘bới rác tìm vàng’ tại Mỹ: Hàng trăm triệu USD lợi nhuận từ các khu xử lý chất thải đang khiến nhà đầu tư phố Wall đỏ mắt tranh giành - Ảnh 4.

Tờ WSJ cho biết một đề xuất mới về việc cung cấp các khoản tín dụng bổ sung cho những dự án khí đốt sinh học sản xuất điện cho xe điện đang được đệ trình lên liên bang và nếu được thông qua, các ưu đãi cho ngành xử lý rác ở Mỹ sẽ còn nhiều hơn.

“Các dự án khí thải rác thối rữa là phương pháp hiệu quả quy mô lớn duy nhất cho năng lượng xanh hiện nay mà không cần đánh đổi bằng lương thực (ám chỉ việc trồng bắp mía làm nguyên liệu sinh học thay vì làm thực phẩm)”, chuyên gia phân tích Jerry Revich của Goldman Sachs nhận định.

*Nguồn: WSJ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan