Sự kiện
Phê duyệt Khung chính sách bồi thường Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng   Giao dịch căn hộ chung cư tại Hà Nội tăng gấp hơn 2 lần, giá trung bình chạm mốc 66 triệu đồng/m2   Dân số giảm hơn 2.000 người/ngày, Nhật Bản có ý tưởng cho dự án "điên rồ" 26 tỷ USD dưới lòng đất: Dài 500 km, thay thế 25.000 xe tải, hoàn toàn tự động   Tỉnh duy nhất được các nhà đầu tư FDI rót hơn 3 tỷ USD, gấp đôi lượng vốn được rót vào TP.HCM hay Hà Nội trong 7 tháng đầu năm   Mối đe dọa mới đối với ngành công nghiệp chip: Đình công bất ổn   Dông lốc gây thiệt hại nhiều căn nhà tại tỉnh Hậu Giang   Xà lách thuỷ tinh WinEco chinh phục người tiêu dùng tại Hàn Quốc   Muốn hợp tác về với Việt Nam về giao thông thông minh, đường sắt cao tốc 70 tỷ USD, công nghệ Hàn Quốc có gì?   Thế trận thị trường tiêm chủng vaccine hơn 2 tỷ đô tại Việt Nam: Long Châu, Nhi Đồng 315 "phả hơi nóng" vào "anh cả" VNVC   Nam sinh không vào cả Thanh Hoa, Bắc Đại để đi du học nhưng bị 11 trường đại học Mỹ từ chối, nhiều năm sau về nước tất cả phải ngỡ ngàng   Cần Thơ chiếu màn LED tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng   Startup xe điện Trung Quốc chi bội tiền cho R&D, có công ty trích gần 30% doanh thu   
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hợp tác giữa Việt Nam và Pháp để phát triển ngành công nghiệp sáng tạo

Mới đây, Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “Công nghiệp sáng tạo: Quá khứ, hiện tại và tương lai”. Sự kiện nằm trong chuỗi hội thảo khoa học liên ngành Diderot Advanced Academic Seminars do IFI khởi xướng, được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ.

Hợp tác giữa Việt Nam và Pháp để phát triển ngành công nghiệp sáng tạo

Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “Công nghiệp sáng tạo: Quá khứ, hiện tại và tương lai”.

Hội thảo là dịp để các chuyên gia trao đổi, phân tích những khía cạnh liên quan đến ngành công nghiệp sáng tạo; kinh nghiệm phát triển công nghiệp sáng tạo của Việt Nam và quốc tế; cơ hội hợp tác và quản lý công nghiệp sáng tạo... Từ đây Việt Nam cũng hướng đến phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, đưa ngành này thành điểm sáng của Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Hội thảo có sự đồng hành của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE); Viện Pháp tại Hà Nội (IFV), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV Hà Nội); CLB Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (VSL); Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES).

Tham dự hội thảo có nhiều diễn giả nổi tiếng trong ngành văn hóa sáng tạo như: Ông Thierry Vergon, Tùy viên văn hóa Đại Sứ quán Pháp, Viện trưởng Viện Pháp Ngữ, ông David Lapetina, giám đốc điều hành Tibco Việt Nam, bà Mme Emma Duester, giảng viên trường RMIT Việt Nam, ông M. Ribio Nzeza Bunketi Buse- Trưởng khoa văn hóa trường Đại học Senghor, ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng nhiều chuyên gia văn hóa truyền thông của Việt Nam.

Tại hội thảo, ông Thierry Vergon - Tùy viên văn hóa Đại sứ quán Pháp, Giám đốc Viện Pháp tại Hà Nội - chia sẻ, những dự án phát triển văn hóa, không gian sáng tạo mà Viện Pháp đang triển khai như các chương trình về văn hóa thị giác, triển lãm nhiếp ảnh, điện ảnh, mỹ thuật... nhằm đưa văn hóa, nghệ thuật sáng tạo đến gần hơn với công chúng Việt Nam. Từ những dự án bảo tồn di sản định hướng phát triển văn hóa luôn song hành cùng gìn giữ và đổi mới thông qua các hoạt động văn hóa để đưa hình ảnh về Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Ông David Lapetina, Giám đốc điều hành Tibco Việt Nam với những chia sẻ về thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam thông qua văn hóa phần mềm, trí tuệ nhân tạo và công nghệ thông tin. Đây là những lĩnh vực của thời đại công nghệ số đang phát triển như vũ bão trên thế giới. Làm thế nào để Việt Nam có nhiều dự án sáng tạo về phần mềm để phục vụ cho cuộc sống là lĩnh vực mà ông David Lapetina luôn tâm huyết nghiên cứu.

Các diễn giả của chương trình như chuyên gia Mme Emma Duester, ông M. Ribio Nzeza Bunketi Buse, ông Nguyễn Đình Thành, ông Phạm Phương Linh, ông Nguyễn Hoàng Tùng... cũng đã có buổi thảo luận sôi nổi với công chúng về các chủ đề của công nghiệp sáng tạo như: Thiết kế đồ họa mang bản sắc quốc gia, truyền thông tích hợp trong văn hóa, thể loại kịch câm trong văn hóa sáng tạo, thiết kế trong phát triển văn hóa cũng như đưa ra những kiến nghị, giải pháp để các sản phẩm văn hóa có chỗ đứng trên thị trường và được công chúng tiếp nhận.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết