Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trường tư Hàn Quốc "rục rịch" tăng học phí

Trong bối cảnh tài chính eo hẹp, các trường đại học Hàn Quốc lên kế hoạch tăng học phí cho năm 2025, kết thúc tình trạng đóng băng kéo dài 17 năm.

 
Nhiều trường đại học 'tốp đầu' Hàn Quốc dự định tăng học phí trong năm 2025.
Nhiều trường đại học 'tốp đầu' Hàn Quốc dự định tăng học phí trong năm 2025.
 

Quyết định này cho thấy nỗ lực duy trì mức học phí ổn định của chính phủ không còn hiệu quả.

Kể từ năm 2009, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai chính sách “đóng băng học phí” nhằm hạn chế tăng trưởng chi phí giáo dục và giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên. Chính phủ thường xuyên áp dụng các khoản hỗ trợ tài chính cho các trường đại học thay vì cho phép họ tự điều chỉnh học phí.

Tuy nhiên, chính sách này đã khiến nhiều trường đại học gặp khó khăn trong việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục khi chi phí hoạt động không ngừng gia tăng, bao gồm chi phí lương giảng viên, cơ sở vật chất, nghiên cứu và các tiện ích học tập.

Vì tình trạng tài chính eo hẹp, các trường tư không thể phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ mà lên kế hoạch tăng học phí. Theo cuộc khảo sát mới đây của Hiệp hội Hiệu trưởng các trường đại học tư thục Hàn Quốc, hơn một nửa trong số 90 trường đại học tư thục quyết định tăng học phí, trong khi một số trường khác vẫn cân nhắc.

Đáng chú ý, những trường tư lớn như Đại học Sogang và Đại học Kookmin cũng quyết định tăng học phí lần đầu tiên sau gần 20 năm, mở đầu cho xu hướng chung của các trường đại học tại Hàn Quốc.

Hiệu trưởng các trường đại học cho rằng, việc tăng học phí là cần thiết để đảm bảo chất lượng giảng dạy và thu hút giảng viên hàng đầu. Một cuộc khảo sát cho thấy chính sách đóng băng học phí đã làm gián đoạn kế hoạch đầu tư vào cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị thí nghiệm và phòng thí nghiệm tiên tiến. Hơn hết, các trường đại học cho rằng việc tuyển dụng giảng viên tài năng đã trở nên khó khăn hơn khi ngân sách thấp.

Tình hình tài chính hiện tại của các trường đại học Hàn Quốc cũng cho thấy họ cần nhiều nguồn lực hơn từ học phí để duy trì và phát triển. Theo báo cáo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc xếp thứ 8 trong 27 quốc gia thành viên về học phí đại học công lập và thứ 7 trong số 18 quốc gia về học phí đại học tư thục. Con số này phản ánh mức chi tiêu cao của các trường đại học Hàn Quốc trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với lạm phát và chi phí vận hành tăng cao.

Dù vậy, Bộ Giáo dục Hàn Quốc không đồng tình với xu hướng này và tiếp tục thúc giục các trường đại học duy trì mức học phí ổn định. Bộ trưởng Lee Ju-ho tuyên bố kêu gọi các trường đại học không tăng học phí và thậm chí nới lỏng các điều kiện hỗ trợ tài chính, cho phép các trường đại học cắt giảm 10% học bổng nội bộ nếu họ quyết định giữ nguyên mức học phí. Điều này cho thấy sự bất đồng giữa chính phủ và các trường đại học về cách thức quản lý chi phí giáo dục.

Chính sách đóng băng học phí, dù có ý nghĩa trong việc hỗ trợ sinh viên, đang đối mặt với những thách thức lớn trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Với sự gia tăng chi phí và nhu cầu cải thiện chất lượng giáo dục, việc các trường đại học tại Hàn Quốc quyết định tăng học phí có thể sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong những năm tới.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc Lee Ju-ho đã đi đầu trong các nỗ lực giảm gánh nặng học phí bằng cách triển khai nhiều chính sách hỗ trợ học phí. Đơn cử, phân bổ 2 nghìn tỷ won để hỗ trợ sinh viên ngành STEM, cung cấp các khoản khấu trừ thuế cho các khoản quyên góp của trường đại học để thúc đẩy văn hóa từ thiện và liên kết mức lương tăng cho quân nhân với các tài khoản học tập suốt đời để hỗ trợ học phí.

Theo The Korea Herald
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...