Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những thành phố đắt đỏ nhất ở Châu Âu

Châu Âu trải qua cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trong năm 2022, khi giá tiêu dùng tăng khoảng 8% so với năm trước, còn giá năng lượng tăng 29%. 

Những thành phố đắt đỏ nhất ở Châu Âu

Paris là một trong những thành phố đắt đỏ nhất của Châu Âu. Ảnh: AFP

Theo Khảo sát chi phí sinh hoạt toàn cầu mới nhất, cuộc khảo sát 2 năm một lần về những thành phố đắt đỏ nhất thế giới của công ty Eiu, Tây Âu trong năm qua nhìn chung đang ít đắt đỏ hơn so với những nơi khác. 

Dù các thành phố đắt đỏ nhất của Châu Âu, như Zurich, Geneva và Paris, vẫn ở gần đầu bảng xếp hạng, nhưng Tây Âu chỉ còn 5 thành phố trong danh sách 20 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022, giảm mạnh so với 10 thành phố vào năm 2021. 

Các thành phố ở Đông Âu, ngoại trừ những thành phố ở Nga, đã giảm trung bình 7 bậc. Các thành phố của Anh giảm trung bình 21 bậc. Trong số 10 thành phố tụt hạng xa nhất trong bảng xếp hạng, có tới 5 thành phố của Châu Âu.

Cuộc khảo sát so sánh giá của hơn 200 sản phẩm và dịch vụ tại 172 thành phố trên toàn cầu. Khảo sát được thiết kế để giúp các công ty ước tính điều chỉnh về chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài. 

Thứ hạng của các thành phố đắt đỏ nhất ở Châu Âu năm 2022, trong đó những thành phố đắt nhất lần lượt là Zurich, Geneva, Paris, Copenhagen và Oslo. Ảnh: EIU

Thứ hạng của các thành phố đắt đỏ nhất ở Châu Âu năm 2022, trong đó những thành phố đắt nhất lần lượt là Zurich, Geneva, Paris, Copenhagen và Oslo. Ảnh: EIU

Để giúp so sánh chi phí sinh hoạt bằng các loại tiền tệ khác nhau, tất cả giá cả được chuyển đổi thành USD.

Tuy nhiên, đồng USD đã tăng giá trị trong năm qua khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh mẽ cùng với đó là bất ổn thị trường và lo ngại về suy thoái kinh tế. Điều này đã kéo chi phí tương đối xuống 5,5% ở các nước thuộc khu vực đồng euro và 10,5% ở Anh.

Eiu cho rằng, nếu tiền tệ được giữ ổn định trong năm 2022, mức xếp hạng trung bình các thành phố ở Đức sẽ tăng 4 bậc. Tuy nhiên, trên thực tế, các thành phố này giảm 16 bậc.

Những thành phố Châu Âu thăng hạng đắt đỏ trong bảng xếp hạng của Eiu năm nay, ngoài thành phố Reykjavík của Iceland, còn lại đều ở Nga. 

Dù các nhà phân tích đã đưa ra những dự báo ảm đạm cho đồng rúp sau khi xung đột Nga - Ukraina bùng phát nhưng đến cuối tháng 4, đồng tiền này đã phục hồi nhờ lãi suất tăng, kiểm soát vốn và giá dầu, khí đốt cao. 

Trong khi đó, giá tiêu dùng ở Nga tăng vọt. Theo Eiu, trong năm 2022, giá tiêu dùng ở Mátxcơva tăng 17% và ở St. Petersburg tăng 19%. Với tiền tệ mạnh hơn và lạm phát cao hơn, 2 thành phố của Nga đã tăng lần lượt 88 và 70 bậc trong bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ của Eiu. 

The Economist chỉ ra, các thành phố Châu Âu nằm trong số những thành phố đắt đỏ nhất thế giới với người nước ngoài. Tuy nhiên, trong năm 2022, những thành phố này trở nên thân thiện hơn một chút phần lớn nhờ vào thị trường ngoại hối biến động. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết