Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Biến chủng sốt xuất huyết mới tại Nga

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sechenov ở Moscow (Nga) đã công bố một phát hiện đáng lo ngại về một chủng sốt xuất huyết mới gây tới 40% ca tử vong.

Các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra một chủng bệnh sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF) mới ở miền Nam nước Nga. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết Crimean-Congo có thể lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc với máu, dịch tiết hoặc các chất dịch cơ thể khác.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Sechenov (Moscow), Viện Nghiên cứu Chống Dịch hạch Stavropol, Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Pasteur và Viện Nghiên cứu Dịch tễ Trung ương Nga. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một chủng mới của căn bệnh phổ biến này gây ra bởi virus (Nairovirus) thuộc họ Bunyaviridae.

Theo WHO, tỷ lệ gây chết người của bệnh sốt xuất huyết Crimean-Congo ước tính từ 10-40%.

Biến chủng sốt xuất huyết mới tại Nga - Ảnh 1.

Sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF) là một loại virus chủ yếu lây truyền sang người từ bọ ve và động vật. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù có thể không phải là một căn bệnh thường được thảo luận, nhưng các đợt bùng phát CCHF - gây ra các đợt bùng phát sốt xuất huyết do virus nghiêm trọng - có tỷ lệ tử vong lên tới 40%.

Đáng lo ngại là virus chủ yếu lây truyền sang người từ bọ ve và động vật gia súc - nhưng sự lây truyền từ người sang người có thể xảy ra sau khi tiếp xúc gần với máu, dịch tiết, nội tạng hoặc các chất dịch cơ thể khác của người bị nhiễm bệnh. Hiện vẫn chưa có vaccine cho cả người và động vật.

Dịch bệnh này lây lan ở một số quốc gia ở châu Phi, Balkan, Trung Đông và một số quốc gia châu Á, đôi khi gây ra các đợt dịch ở Nga, khiến các nhà chức trách lo lắng.

Các nhà khoa học cho biết, triệu chứng chính và nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết Crimean Congo là chảy máu bên trong. Sau đó, bệnh tiến triển nhanh chóng; trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân bị suy gan hoặc phổi đột ngột có thể xảy ra sau 5 ngày mắc bệnh.

Một số biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi vào đẻ trứng. Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần. Có thể dùng bàn chải cọ kỹ mép dụng cụ chứa nước vì muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng ở mép nước. Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh nước đọng. Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng sẽ giúp hạn chế nơi trú ẩn của muỗi. Đối với những dụng cụ chứa nước như khay nước tủ lạnh, bát nước kê chạn hoặc tủ đựng chén bát... thì người dân có thể cho muối hoặc dầu ăn vào nước sẽ khiến muỗi không thể đẻ trứng. Phát quang cây cối: Vừa làm giảm nơi sinh sản của các loài thích đẻ trứng trong các ổ nước có bóng râm, vừa phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành. Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...