Ngày Trái đất 2022: Biến đổi khí hậu khiến thời tiết nắng nóng năm nay diễn biến ra sao?
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, từ khoảng ngày 23/4, khu vực vùng núi phía tây thuộc Bắc và Trung Trung bộ có khả năng xuất hiện nắng nóng trên diện rộng.
Tiếp đó, trong khoảng ngày 24 - 26/4, nắng nóng có khả năng mở rộng ra hầu khắp các khu vực Bắc và Trung Trung bộ, khu vực phía tây Bắc bộ và một số nơi ở phía Đông Bắc bộ.
Còn tại khu vực Tây nguyên và Nam bộ phổ biến ít mưa. Khoảng 3 - 4 ngày cuối tháng 4, các khu vực này có khả năng xuất hiện mưa rào và giông gia tăng trở lại.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định khả năng ENSO sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina đến các tháng đầu mùa hè với xác suất khoảng 50 - 60%, sau đó nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương có khả năng tăng dần và chuyển sang trạng thái trung tính.
Ảnh minh họa |
Do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết nắng nóng năm nay có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình và có cường độ không gay gắt và kéo dài như năm 2020.
Dự báo cụ thể ở Bắc bộ từ tháng 5 đến tháng 7 và tháng 10 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm; trong tháng 8 và tháng 9, nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5 - 1,0 độ C so với trung bình nhiều năm.
Khu vực Trung bộ, nhiệt độ từ tháng 5, tháng 6 và tháng 10 phổ biến xấp xỉ so với so với trung bình nhiều năm, từ tháng 7 đến tháng 9, nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5 - 1,0 độ C so với trung bình nhiều năm, riêng tại khu vực Bắc Trung bộ nhiệt độ vào tháng 7 xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.
Khu vực Tây nguyên và Nam bộ, tháng 5 và tháng 6, nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, từ tháng 7 - 10 nhiệt độ phổ biến cao hơn 0,0 - 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm.
Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động trực tiếp đến thời tiết nước ta. Gần đây nhất, đợt mưa lũ dị thường xảy ra ở các tỉnh miền Trung trong ngày 30/3 - 2/4 đã làm 4 người chết và mất tích, gây thiệt hại kinh tế lên tới 2.300 tỉ đồng.
Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ.
Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Có mấy loại biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu không được phân loại cụ thể, nhưng khi hiện tượng này xảy ra sẽ tác động đến nhiều yếu tố như: khí quyển (lớp khí xung quanh trái đất); thủy quyển (nước trong bề mặt và trên trái đất); sinh quyển (hệ thống động thực vật); thạch quyển (vỏ trái đất và vỏ đại dương); băng quyển (lớp băng trên trái đất) trong hiện tại, tương lai và gây ra nhiều hậu quả.
- Dao động khí hậu: Là sự biến động của khí hậu dưới bất kỳ dạng thay đổi nào có tính hệ thống, thường xuyên và không thường xuyên trong một giai đoạn.
- Hiệu ứng nhà kính: Là biện pháp giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ sóng dài từ mặt đất bởi mây các chất khí. Cùng với đó, nhiệt lượng thoát ra từ trái đất đến không trung sẽ được giữ lại một cách tự nhiên.
- Nước biển dâng: Nước biển dâng là sự dâng lên của mực nước đại dương trên toàn cầu nhưng không do thủy triều hoặc bão
- Nóng lên toàn cầu: Nóng lên toàn cầu là thuật ngữ dùng để chỉ sự tăng dần của nhiệt độ trên trái đất trong từng giai đoạn lịch sử do các chất khí nhà kính (các chất làm giảm lượng bức xạ của trái đất thoát ra vũ trụ) tích tụ trong khí quyển gây ra.
Tác hại của biến đổi khí hậu
Đa dạng sinh học bị mất: Sự thay đổi hệ sinh thái dẫn đến mất đa dạng sinh học là một trong những nguyên tố chính của tác hại biến đổi khí hậu. Khi lượng CO2 trong khí quyển vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn, gây ô nhiễm không khí và lượng nước ngọt dần trở nên cạn kiệt đi, môi trường sinh thái bị hạn hẹp. Đặc biệt, gây mất đa dạng sinh học, các sinh vật động vật thậm chí đang trên đà nguy cơ diệt vong.
Bệnh dịch ngày một tăng: Biến đổi khí hậu cũng gây ra một số loại ô nhiễm như ô nhiễm không khí. Làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh không chỉ ở con người mà còn sinh vật. Môi trường bị ô nhiễm gây thuận lợi cho sinh vật gây hại phát triển và sinh sôi nảy nở.
Thiên tai kéo dài: Cách mà biến đổi khí hậu thể hiện nó rõ ràng nhất chính là thời tiết. Không chỉ gây thiệt hại về của cái vật chất, mà còn thiệt hại về người và sinh vật.
Những biện pháp giúp giảm thiểu sự nóng lên của Trái đất
Ngày Trái đất năm 2022 có chủ đề "Đầu tư vào Hành tinh của Chúng ta" nhằm nâng cao nhận thức của con người trong việc bảo vệ môi trường sống. Mỗi người đều có thể góp sức vào việc giảm thiểu sự nóng lên của Trái đất bằng những việc làm thiết thực hàng ngày.
Ảnh TTXVN |
Thu Uyên (Tổng hợp)