Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá lúa gạo hôm nay 10/1: Đầu tuần giảm nhẹ 50 - 100 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 10/1 điều chỉnh giảm từ 50 - 100 đồng/kg đối với một số loại giống được khảo sát. Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V tổ chức từ ngày 7 - 10/1/2022, tại Vĩnh Long có sự tham gia của nhiều cá nhân, doanh nghiệp và ban ngành liên quan.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (10/1)ghi nhận lúa IR 50404 và Đài Thơm 8 giảm nhẹ từ 50 - 100 đồng/kg so với tuần trước. Theo đó, lúa IR 50404 giảm 100 đồng/kg xuống còn khoảng 5.300 - 5.500 đồng/kg. Sau khi điều chỉnh giảm 50 - 100 đồng/kg, Đài Thơm 8 đang thu mua với giá từ 5.900 - 6.150 đồng/kg.

Đối với các giống lúa còn lại được khảo sát, lúa IR 50404 (khô) hiện đang neo ở mốc 6.000 đồng/kg, Nàng Hoa 9 không tăng thêm, đứng yên tại mốc 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) giữ giá 12.000 đồng/kg, lúa OM 380 chững lại trong khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg, còn OM 5451 neo trong khoảng 5.600 - 5.650 đồng/kg.

Giá các loại nếp hôm nay ổn định. Theo đó, nếp Long An (tươi) đi ngang với giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, nếp vỏ (tươi) ở mức 5.100 - 5.200 đồng/kg và nếp ruột đang có giá khoảng 13.000 - 14.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.300 - 5.500

-100

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.900 - 6.150

-50 ~ - 100

- Lúa OM 5451

kg

5.600 - 5.650

-

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa OM 18

Kg

6.000 - 6.150

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.000

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

12.000

-

Nếp ruột

kg

13.000 - 14.000

 

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.100 - 5.200

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

10.500 - 11.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

15.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 10/1 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, các loại gạo tiếp tục đi ngang trên diện rộng. Theo đó, gạo thường vẫn nằm trong khoảng 10.500 - 11.500 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài tiếp tục giao dịch trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại với giá 19.000 đồng/kg, gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 15.000 đồng/kg.

1330-untitled11

Nguồn: istockphoto

Nhiều khó khăn, thách thức trong ngành sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ V đang diễn ra tại tỉnh Vĩnh Long. Nhiều ưu/nhược điểm của chuỗi giá trị lúa gạo cũng được đề cập trong hội thảo lần này, theo báo Long An.

Trong đó, sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mưa bão, lũ lụt nên nông dân trở thành nhóm sản xuất rất dễ bị tổn thương. Nông dân cũng là người chịu tác động mạnh nhất khi các yếu tố đầu vào tăng giá, họ cũng là nạn nhân của sự lạm phát tăng vọt.

Khi giá lúa tăng, họ cũng không phải là người được hưởng lợi trọn vẹn, nhưng khi giá lúa sụt giảm thì thiệt hại lại rất lớn. Biến đổi khí hậu cũng là vấn đề lớn và nông dân cũng là những người bị tác động rất mạnh, trong khi sản xuất nông nghiệp hiện không được bảo hiểm.

Thương lái ở giữa người nông dân trồng lúa và khâu tiêu thụ cuối cùng, với những hoạt động hết sức đa dạng bao gồm các nhà máy xay xát, lau bóng lúa gạo, các cơ sở kinh doanh xuất khẩu, kinh doanh nội địa... Hơn 95% lúa gạo do nông dân làm ra được thương lái mua và vận chuyển đến các nhà máy xay xát, cơ sở lau bóng, sau đó giao lại các công ty kinh doanh. Các công ty xuất khẩu mua lại từ các nhà cung cấp trung gian khoảng 70% trong tổng số gạo xuất khẩu.

Lực lượng thương lái không giảm mà ngày càng đông thêm là dấu hiệu cho thấy sự ăn nên làm ra nhờ vào hoạt động xuất khẩu. Nhưng nó cũng chỉ ra thực tế là chưa có sự cải thiện đáng kể nào về hệ thống canh tác, trình độ tổ chức vận tải, thực trạng hệ thống giao thông yếu kém cả đường thủy lẫn đường bộ ở ĐBSCL.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, hàng năm Việt Nam canh tác lúa bình quân 3,9 - 4 triệu ha, so với cách đây 20 năm đã giảm khoảng 200.000ha. Năng suất xấp xỉ 5,8 tấn/ha, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 2 hoặc thứ 3 thế giới và rất khó để cao hơn nữa. Xuất khẩu gạo Việt Nam đứng hàng thứ 3 thế giới.

Tuy nhiên, theo ông Tùng, sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL đang và sẽ đối chọi với rất nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu, sẽ có những nguy cơ xảy đến như hạn hán, xâm nhập mặn, thực tế cũng đã xảy ra ở mùa khô 2015 - 2016 khi mất đi khoảng một triệu tấn lúa ở vùng ven biển. Ngoài ra còn chịu nguy cơ ngập lũ,... Đây sẽ không còn được xem là vùng thuận lợi nữa.

Nhã Lam

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết