Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mỹ lần đầu phê duyệt loại lò phản ứng hạt nhân mới sau nửa thế kỷ

Mỹ cấp phép cho một loại lò phản ứng hạt nhân mới - lần đầu tiên sau 50 năm. Đây là dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách nước này đang cởi mở hơn với các phương pháp khác nhau để sản xuất điện hạt nhân.

Mỹ lần đầu phê duyệt loại lò phản ứng hạt nhân mới sau nửa thế kỷ

Mô phỏng lò phản ứng hạt nhân Hermes. Nguồn: Kairos Power

Công ty khởi nghiệp Kairos Power LLC ở California, Mỹ đã nhận được giấy phép xây dựng lò phản ứng hạt nhân mẫu trưng bày (demonstration reactor) Hermes ở Tennessee.

Khác với các lò phản ứng thương mại hiện được làm mát bằng nước thì công nghệ của Kairos sử dụng muối florua nóng chảy là chất làm mát, Bloomberg thông tin.

Kairos là một trong số nhiều công ty đang tìm cách thương mại hóa các thiết kế có thể xây dựng trong nhà máy và lắp đặt tại chỗ.

Đây là phương pháp được kỳ vọng sẽ nhanh hơn và rẻ hơn so với các lò phản ứng thông thường cỡ lớn được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Kairos dự tính bắt đầu xây dựng dự án trị giá 100 triệu USD vào năm 2024. Lò phản ứng hạt nhân mới này dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2026.

Mục tiêu của lò phản ứng trưng bày Hermes là chứng minh tính khả thi của thiết kế và công nghệ muối nóng chảy.

Muối nóng chảy vẫn ở dạng lỏng khi nhiệt độ cao và áp suất thấp - một lợi thế tiềm năng về an toàn khi so với các hệ thống làm mát bằng nước.

Mike Laufer - Giám đốc điều hành của Kairo - cho hay, lần gần đây nhất Ủy ban Quản lý Hạt nhân (NRC) của Mỹ phê duyệt một thiết kế lò phản ứng hạt nhân không làm mát bằng nước là năm 1968.

Lò phản ứng Hermes sẽ không sản xuất điện mà đảm nhận vai trò mở đường cho dự án Hermes 2 - dự án dùng 2 lò phản ứng giống nhau để sản xuất khoảng 28 megawatt điện.

Mục tiêu dài hạn của công ty Kairo là một dự án thương mại sử dụng 2 lò phản ứng lớn hơn, với công suất hơn 100 megawatt.

Các lò phản ứng hạt nhân thông thường cỡ lớn đang được sử dụng hiện tại thường có công suất khoảng 1.000 megawatt.

Đường phố ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh minh họa. Ảnh: Xinhua

Straits Times thông tin, tại Malaysia, số ca mắc COVID-19 đã tăng từ 6.796 ca hai tuần trước lên 12.757 vào tuần trước. Ngoài ra, có 11 ca tử vong trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến ngày 9.12.

Mặc dù số ca mắc mới tăng nhưng tình hình chung vẫn trong tầm kiểm soát và không phải là gánh nặng đối với các cơ sở y tế, theo giới chức Malaysia.

Hầu hết ca COVID-19 đều có triệu chứng nhẹ và không cần nhập viện. Tuy nhiên, mức tăng gần gấp đôi đã gây ra lo ngại.

Trang KKMNow thông tin, tính đến ngày 11.12, cả nước Malaysia có 20.017 ca COVID-19 đang điều trị, với 446 ca nhập viện. Hiện có 8 ca không thở máy và 13 ca thở máy trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Trong khi đó, Indonesia bắt đầu lắp đặt máy quét thân nhiệt tại một số điểm nhập cảnh quốc tế, bao gồm sân bay quốc tế chính của Jakarta và bến phà Batam để sàng lọc du khách mắc COVID-19 trong bối cảnh số ca bệnh tăng trong khu vực.

Biện pháp phòng ngừa này được triển khai sau khi Bộ Y tế Indonesia ban hành văn bản ngày 8.12 kêu gọi nâng cao cảnh giác sau khi số ca COVID-19 tăng ở một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Singapore, Malaysia và Philippines.

Trong văn bản ngày 11.12, Bộ Y tế Indonesia kêu gọi người dân nước này “hoãn đi đến các khu vực đang báo cáo số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến”, tiêm vaccine, đeo khẩu trang, rửa tay, và ở nhà nếu bị ốm.

Tại nhà ga số 2 của sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Jakarta, 2 máy quét thân nhiệt được lắp đặt gần trạm kiểm soát nhập cảnh để theo dõi thân nhiệt của hành khách, cả người nước ngoài và người dân địa phương.

Trên hòn đảo nghỉ mát Batam của Indonesia, cách Singapore 40 phút đi phà, máy quét thân nhiệt cũng dự kiến được lắp đặt tại 5 cảng quốc tế của hòn đảo từ tuần này, quan chức y tế cảng Batam thông tin.

Hiện chưa rõ liệu các biện pháp phòng ngừa có được thực hiện tại tất cả điểm nhập cảnh quốc tế trên khắp Indonesia hay không.

Tại Singapore, Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung cho biết, làn sóng COVID-19 mới trong tuần kết thúc vào ngày 2.12, có 32.035 người được chẩn đoán mắc COVID-19 - mức cao nhất được ghi nhận trong năm 2023. Mức cao trước đó là 28.410 ca nhiễm/tuần vào tháng 3.

Theo Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung, trong đợt tăng COVID-19 mới nhất, chưa tới 10 ca phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Có 560 ca COVID-19 nhập viện vào ngày 13.12, một phần nhỏ so với 1.726 ca ở đỉnh điểm của đại dịch.

Chưa thể biết Singapore đã đạt đến đỉnh điểm của làn sóng COVID-19 đang diễn ra hay chưa, Straits Times lưu ý. Hiện có khoảng 5.000 ca nhiễm COVID-19 mỗi ngày và con số đó có thể tăng lên. Dù vậy, ông Ong rất lạc quan về tình hình của Singapore hiện nay vì 60% dân số đã tiêm chủng đầy đủ.


Nguồn:https://laodong.vn/the-gioi/my-lan-dau-phe-duyet-loai-lo-phan-ung-hat-nhan-moi-sau-nua-the-ky-1279716.ldo Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan