Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Châu Âu khó dứt khỏi khí đốt Nga

Khí đốt châu Âu đang quay trở lại vòng lặp của quá khứ khi khó dứt khỏi khí đốt Nga.

Châu Âu khó dứt khỏi khí đốt Nga

Châu Âu vẫn nhận khí đốt Nga sau xung đột Ukraina. Ảnh: CEPA

Kể từ sau cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và Ukraina năm 2022, châu Âu đã có những bước tiến đáng kể trong việc tái cấu trúc chiến lược năng lượng.

Nhờ dòng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và các quốc gia khác, cùng với việc cắt giảm mạnh tiêu thụ khí đốt, lục địa già đã tạm thời thoát khỏi cái bóng của khí đốt Nga.

Tuy nhiên, theo tờ Financial Times, những tuần gần đây, thị trường khí đốt lại trở nên bất ổn. Lượng dự trữ thấp hơn mức thông thường vào thời điểm này trong năm. Giá khí đốt nhảy vọt lên mức cao nhất trong 2 năm vào ngày 10.2 trước khi giảm gần 20% khi các nước châu Âu cân nhắc nới lỏng yêu cầu bổ sung kho dự trữ vào mùa hè.

Khi các cuộc đàm phán hòa bình Ukraina bắt đầu, xuất hiện cả những tin đồn về việc khí đốt Nga có thể lặng lẽ quay trở lại châu Âu.

Một cơ sở của tập đoàn dầu khí Nga Gazprom. Ảnh: Gazprom

Một cơ sở của tập đoàn dầu khí Nga Gazprom. Ảnh: Gazprom

Một phần nhu cầu khí đốt từng biến mất khỏi châu Âu đang dần hồi phục. So với năm 2021, tiêu thụ khí đốt của châu Âu đã giảm khoảng 100 tỉ m3, tương đương giảm 18% so với mức trước khủng hoảng. Trong đó, một phần do năng lượng tái tạo thay thế - đây là xu hướng không thể đảo ngược.

Khoảng 20% giảm sút đến từ việc ngành công nghiệp châu Âu mất thị phần do giá khí đốt cao - điều này có thể khó hồi phục. Phần còn lại là may mắn khi châu Âu trải qua hai mùa đông ôn hòa liên tiếp.

Thế nhưng, quý IV năm ngoái, nhu cầu khí đốt châu Âu lại tăng 9% do thời tiết lạnh hơn và gió yếu - điều cho thấy sự cân bằng năng lượng hiện tại vẫn rất mong manh. Điều này, kết hợp với nguồn cung LNG toàn cầu bị thắt chặt, đã đẩy giá khí đốt tăng vọt trong thời gian gần đây.

Châu Âu đang đứng trước cám dỗ quay lại phụ thuộc vào Nga. Tuy nhiên, Financial Times cho rằng các dự án LNG bị trì hoãn rồi sẽ hoàn thành, giúp nguồn cung ổn định hơn. Mỹ - vốn muốn châu Âu mua LNG của mình - cũng không dễ dàng để Nga chiếm lại thị phần.

Nhưng Nga vẫn là một thế lực lớn. Ngay cả khi không tính đến nguồn cung từ đường ống bị đóng băng, dự án Arctic LNG 2 cũng có thể bổ sung thêm 27 tỷ m3 khí đốt khi hoàn tất.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...