Sự kiện
Phê duyệt Khung chính sách bồi thường Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng   Giao dịch căn hộ chung cư tại Hà Nội tăng gấp hơn 2 lần, giá trung bình chạm mốc 66 triệu đồng/m2   Dân số giảm hơn 2.000 người/ngày, Nhật Bản có ý tưởng cho dự án "điên rồ" 26 tỷ USD dưới lòng đất: Dài 500 km, thay thế 25.000 xe tải, hoàn toàn tự động   Tỉnh duy nhất được các nhà đầu tư FDI rót hơn 3 tỷ USD, gấp đôi lượng vốn được rót vào TP.HCM hay Hà Nội trong 7 tháng đầu năm   Mối đe dọa mới đối với ngành công nghiệp chip: Đình công bất ổn   Dông lốc gây thiệt hại nhiều căn nhà tại tỉnh Hậu Giang   Xà lách thuỷ tinh WinEco chinh phục người tiêu dùng tại Hàn Quốc   Muốn hợp tác về với Việt Nam về giao thông thông minh, đường sắt cao tốc 70 tỷ USD, công nghệ Hàn Quốc có gì?   Thế trận thị trường tiêm chủng vaccine hơn 2 tỷ đô tại Việt Nam: Long Châu, Nhi Đồng 315 "phả hơi nóng" vào "anh cả" VNVC   Nam sinh không vào cả Thanh Hoa, Bắc Đại để đi du học nhưng bị 11 trường đại học Mỹ từ chối, nhiều năm sau về nước tất cả phải ngỡ ngàng   Cần Thơ chiếu màn LED tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng   Startup xe điện Trung Quốc chi bội tiền cho R&D, có công ty trích gần 30% doanh thu   
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Apple Pay và tham vọng biến iPhone thành một chiếc 'ví điện tử'

Việc biến iPhone trở thành một chiếc ví điện tử lâu hơn dự tính của Apple, nhưng sự kiên nhẫn bất thường của họ đã đem lại hiệu quả.

Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), kiên nhẫn không phải là đức tính phổ biến tại Thung lũng Silicon khi các hãng công nghệ thường phải thay đối chóng mặt, phá vỡ các giới hạn để vươn lên.

Bởi vậy khi Apple Pay được giới thiệu vào năm 2014, ai cũng nghĩ rằng mảng thanh toán điện tử này của hãng sẽ chết non khi kết quả kinh doanh không được khả quan trong vài năm đầu. Thế nhưng với tầm ảnh hưởng và sự kiên trì của mình, Apple đã chứng minh cho cả thế giới thấy một lần nữa họ đã đúng.

Apple Pay và tham vọng biến iPhone thành một chiếc 'ví điện tử' - Ảnh 1.

Tỷ lệ kích hoạt Apple Pay trên iPhone

Tỷ lệ sử dụng Apple Pay trên iPhone trong năm 2016 chỉ là 10% thì đến năm 2020 đã lên đến 50% và hiện nay vào khoảng 75%.

Vậy điều gì đã làm nên thành công này?

Khác với những dòng sản phẩm mới thường gây tiếng vang ngay khi ra đời của Apple, dịch vụ Apple Pay lúc mới ra đời không thu hút được hứng thú của người dùng khi dịch vụ thẻ vẫn phổ biến. Tỷ lệ chấp nhận thanh toán trực tuyến của người Mỹ tại thời điểm đó chỉ vào khoảng 3% trong khi con số này hiện lên đến 90%.

Theo WSJ, Apple đã tốn khá nhiều thời gian để người tiêu dung quen với Apple Pay cũng như chấp nhận nó. Đây là một điều không dễ dàng khi Apple đã từng hủy bỏ HomePod chỉ 3 năm sau khi sản phẩm ra mắt, đồng thời cũng mạnh dạn từ bỏ iPod dù sản phẩm này gây được tiếng vang cho nhà táo khuyết.

Với sự nổi tiếng của iPhone, nhà táo khuyết ban đầu xây dựng Apple Pay là để hoàn thiện cho sản phẩm của mình. Mức phí mà Apple thu được qua ngân hàng với Apple Pay chỉ chiếm chưa đến 1% tổng doanh thu nhưng chúng lại khiến iPhone hoàn thiện hơn trong mắt người dùng khi có thể trở thành ví điện tử.

Tuy nhiên với sự phát triển của mình, Apple giờ đây có thể mở rộng lợi nhuận với Apple Pay khi đã có tệp khách hàng vô cùng lớn. Xin được nhắc là những dịch vụ như thanh toán quẹt thẻ chiếm đến 20% tổng giao dịch trực tiếp của Visa tại Mỹ. Con số này lên đến 45% tại các thành phố lớn như New York và Apple Pay hoàn toàn có thể chiếm lĩnh mảng này.

Theo khảo sát của Piper Sandler, Apple Pay hiện đang là dịch vụ thanh toán trực tuyến được ưa thích nhất của giới trẻ Mỹ.

Chẳng vậy mà CEO Tim Cook đã từng tự tin tuyên bố Apple Pay có thể "giết chết" sự tồn tại của tiền mặt trong lưu thông.

iPhone kiêm...bằng lái xe

Với doanh thu tăng gấp đôi trong năm 2019, Apple Pay đã thực sự trở thành một trong những mảng phát triển chủ chốt của nhà táo khuyết. Cũng trong năm này, Apple đã cộng tác với Goldman Sachs để phát triển Apple Cards, sau đó phát triển chương trình mua trước trả sau trong năm 2022.

Apple Pay và tham vọng biến iPhone thành một chiếc 'ví điện tử' - Ảnh 2.

Doanh số iPhone

Đại dịch Covid-19 khiến ngày càng nhiều người giao dịch trực tuyến và Apple Pay đang nhanh chóng trở thành một trong những mảng sẽ kiếm về lợi nhuận lớn cho Apple. Tình hình phát triển đến nỗi các cơ quan chức năng tại Châu Âu đã cáo buộc Apple dùng vị thế của mình để thiên vị Apple Pay thay vì những ứng dụng thanh toán khác.

Việc Apple phát triển mảng phần mềm như Apple Pay cũng dễ hiểu khi tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận từ bán phần cứng như iPhone đang giảm tốc dần. Người tiêu dùng ngày càng có ít nguyên nhân để nâng cấp điện thoại khi các đời iPhone sau này không có sự vượt trội hay tạo nên hào hứng quá lớn so với dùng cũ. Có chăng chỉ là hình ảnh hào nhoáng thương hiệu tại một số thị trường.

Quay trở lại vấn đề, Apple không chỉ muốn biến iPhone thành ví điện tử mà còn muốn bao gồm cả bằng lái xe hay thẻ bảo hiểm. Tuy nhiên chặng đường này sẽ còn rất dài, thậm chí tiêu tốn hàng chục năm với lượng vốn khổng lồ.

Khảo sát của Bain cho thấy giới trẻ hiện nay thà bỏ quên ví ở nhà hơn là quên điện thoại và chẳng sớm thì muộn, Apple cũng sẽ trở thành người chơi lớn trong mảng ví điện tử cũng như biến iPhone của họ thành một sản phẩm tích hợp nhiều chức năng như họ muốn, dù thời gian có dài đi chăng nữa.

Theo WSJ, câu chuyện thành công của Apple Pay có thể sẽ rất khác trong 8 năm nữa khi thanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến và Apple có thể chờ tiếp khi họ có nguồn lực tài chính dồi dào và vị thế thương hiệu nổi tiếng.

*Nguồn: WSJ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết