Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của FED

Dữ liệu gần đây về tiền lương, tăng trưởng kinh tế và giá cả tại Mỹ đang cho thấy một tình thế tiến thoái lưỡng nan của FED.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của FED

FED vẫn chưa thể yên tâm với dữ liệu kinh tế hiện tại. Ảnh: Xinhua

Trong ba cuộc suy thoái trước đại dịch COVID-19 là 1990-1991, 2001 và 2007-2009, khi đưa lãi suất lên mức đỉnh, FED bắt đầu hạ dần lãi suất. Từ đó, trong 3 tháng sau, suy thoái kinh tế bắt đầu hiện ra. Đó là minh chứng cho thấy công cuộc đến với một cuộc “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ còn nhiều gian nan.

Theo Antulio Bomfim, cựu cố vấn cho Hội đồng Thống đốc FED, để lạm phát ăn sâu vào nền kinh tế là sai lầm lớn nhất. Để tránh điều này, các quan chức thà chọn giải pháp cứng rắn hơn mức cần thiết hơn là dừng thắt chặt trong thời gian ngắn.

“Tất cả chúng ta đều ước có thể làm chậm nền kinh tế một cách ‘vừa đủ'. Biên độ sai số khá cao... Bạn đang chứng kiến một nền kinh tế có khả năng phục hồi, nhưng lạm phát vẫn rất ngoan cố... Rủi ro ở số lượng việc làm vẫn còn đó” – ông Bomfim nói.

Điều này có nghĩa, FED vẫn có thể tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 9 tới.

Dữ liệu gần đây về tiền lương, tăng trưởng kinh tế và giá cả tại Mỹ đang cho thấy một tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Trong khi lạm phát lõi đã giảm mạnh, các biện pháp thắt chặt đã được áp dụng chậm rãi hơn. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng) đã chậm lại đáng kể trong tháng 6.2023 xuống còn 4,1%. Dù vậy, chỉ số này vẫn cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 2%.

Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, ông vẫn chưa lạc quan với tình hình hiện tại. Ông khẳng định sẽ không đưa ra đánh giá trực tiếp và lạm phát sẽ mất một thời gian để về mức mục tiêu kỳ vọng.

Thực tế cho thấy, thị trường việc làm tại Mỹ đang hạ nhiệt sau những năm đại dịch. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế vẫn băn khoăn về việc FED liệu có quá mạnh tay để đẩy nền kinh tế vào suy thoái hay không.

Lindsay Owens, Giám đốc điều hành của Groundwork Collaborative - một tổ chức kinh tế, đánh giá: "Thời gian để thảo luận về việc cắt giảm có lẽ là vào tháng 10".

Rủi ro của việc tiếp tục chính sách hạn chế là nền kinh tế không chỉ chậm lại mà còn gặp khó khăn. Đây cũng là điều mà FED biết có thể xảy ra nhanh chóng. Vào tháng 12.2000, Cục Dự trữ Liên bang đã phải vật lộn với dữ liệu suy yếu và kết luận “nền kinh tế sẽ chậm lại nhưng không co lại”. Một tháng sau, FED giảm lãi suất và cuối cùng một cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu vào tháng 3.2001.

Thomas Simons - nhà nghiên cứu kinh tế Mỹ tại Jefferies - nêu ý kiến: "Tôi nghĩ rằng nền kinh tế đang ở giai đoạn 'hết hơi thở cuối cùng' với việc ngân hàng cho vay chậm lại, chi phí tín dụng và nợ quá hạn gia tăng. Những điều này giống với sự khởi đầu của mọi cuộc suy thoái mà chúng ta đã thấy từ năm 1980".


Nguồn:https://laodong.vn/kinh-doanh/tinh-the-tien-thoai-luong-nan-cua-fed-1223501.ldo Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết