Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Là "kho chứa tiền" của cả nền kinh tế, các ngân hàng làm cách nào để phòng chống nhân viên tham nhũng, thất thoát, tiêu cực?

Phòng chống tham nhũng trong hoạt động Ngân hàng gắn liền với sự an toàn, phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Các nhà băng đều rất quyết liệt trong hoạt động này, thậm chí có nơi còn thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong đơn vị.

Ngân hàng TMCP Quân đội MB

Đúng như chất "lính" của mình, MB thể hiện sự quyết liệt với việc nói "Không" với tham nhũng, thể hiện ngay ở cách họ dành ra hẳn 2 trang trong báo cáo thường niên để trình bày chi tiết về nội dung này. 

Theo đó, tại MB, ngay từ khâu xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ của tất cả các hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ luôn mô tả rõ các bước, trình tự thực hiện, thiết kế chốt kiểm soát an toàn mà tất cả các CBNV tham gia đều phải tuân thủ, đồng thời cũng quy định các nội dung CBNV không được làm để hạn chế các rủi ro trọng yếu, trong đó có bao gồm cả rủi ro tham nhũng, gian lận nội bộ.

Tại MB, 100% các mảng nghiệp vụ, hoạt động đều được điều chỉnh bởi hành lang các quy định, quy trình nội bộ liên quan, làm căn cứ để so sánh, đối chiếu cho các cá nhân thực hiện. Hệ thống văn bản này đều được định kỳ xem xét, đánh giá, điều chỉnh, cập nhật nhằm đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan chức năng, khách hàng, đối tác, trong đó có xem xét đến việc hạn chế các vi phạm của CBNV MB, đánh giá rủi ro liên quan đến tham nhũng.

Rủi ro trọng yếu liên quan đến tham nhũng được xác định trong quá trình đánh giá là rủi ro liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, MB đã ban hành và áp dụng Bộ tiêu chuẩn đạo đức nghể nghiệp, thông tin tới toàn bộ CBNV để thực thi, góp phần giảm thiểu rủi ro liên quan tới tham nhũng. 

MB đã truyền thông và quán triệt toàn bộ các văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng và MB liên quan tới Phòng, chống tham nhũng tới cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống thông qua mạng nội bộ của Ngân hàng để cán bộ, nhân viên có thể nghiên cứu, cập nhật văn bản mới và thực hiện nghiêm túc về công tác Phòng, chống tham nhũng.

Là "kho chứa tiền" của cả nền kinh tế, các ngân hàng làm cách nào để phòng chống nhân viên tham nhũng, thất thoát, tiêu cực? - Ảnh 1.

Đặc biệt, MB có tới 6 nhóm giải pháp phòng, chống tham nhũng rất quyết liệt đang được áp dụng

Hàng ngàyàm việc trên đống tiền, các ngân hàng làm cách nào để phòng chống nhân viên tham nhũng, thất thoát, tiêu cực? - Ảnh 1.

Nguồn: BC thường niên 2022 MB

Tham nhũng được Ban Lãnh đạo MB nhìn nhận là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng. Nhà băng có chế tài phạt vi phạm quy định nhằm khắc phục thiệt hại, trong đó có vi phạm tham nhũng. Theo đó, những trường hợp phát hiện vi phạm liên quan đến tham nhũng, gian lận nội bộ đều được xử lý phù hợp bởi các Hội đồng xử lý kỷ luật các cấp. Đồng thời MB luôn sẵn sàng chủ động báo cáo, cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền nhằm xác định mức độ vi phạm, thiệt hại và khắc phục thiệt hại.

Ngân hàng cho biết, trong năm 2022, tại MB không phát sinh trường hợp cán bộ, nhân viên có vi phạm liên quan đến tham nhũng; 100% cán bộ, nhân viên tại các phòng ban Hội sở và đơn vị kinh doanh nhận thức rõ được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công tác Phòng, chống tham nhũng và nghiêm túc chấp hành các quy tắc ứng xử của cán bộ, nhân viên, tạo môi trường làm việc minh bạch.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Tại VPBank, ngân hàng thiết lập đầy đủ các phòng, ban chuyên môn theo dõi, tổng hợp và thực hiện đánh giá rủi ro liên quan đến tham nhũng đối với tất cả các hoạt động của ngân hàng. VPBank đã ban hành chính sách phòng, chống tham nhũng, thực hiện tuyên truyền, phổ biến đầy đủ rõ ràng cho tất cả các cấp quản lý và CBNV, khách hàng và đối tác; yêu cầu tất cả khách hàng, đối tác ký Cam kết minh bạch, Cam kết tuân thủ quy định về phòng, chống tham nhũng khi thiết lập quan hệ, giao dịch với VPBank.

Hoạt động đào tạo, truyền thông nội bộ về phòng chống tham nhũng được VPBank tổ chức thường xuyên cho các cấpquản lý, CBNV đang làm việc và CBNV tân tuyển. 

Trong năm 2022, 100% hoạt động của ngân hàng đã được đánh giá rủi ro liên quan đến tham nhũng, trong đó tập trung vào các hoạt động có nguy cơ cao phát sinh tham nhũng, bao gồm xây dựng cơ bản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ; hoạt động cấp tín dụng, đầu tư, rủi ro có thể phát sinh khi đối tác, khách hàngtrong quá trình giao dịch, thiết lập giao dịch. 

Các trường hợp vi phạm về phòng chống tham nhũng đều được VPBank kịp thời phát hiện để ngăn chặn hậu quả, đồng thời xử lý nghiêm các cá nhân có liên quan theo quy định của ngân hàng.

Là "kho chứa tiền" của cả nền kinh tế, các ngân hàng làm cách nào để phòng chống nhân viên tham nhũng, thất thoát, tiêu cực? - Ảnh 3.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, Vietcombank luôn chủ động quán triệt và thực hiện quyết liệt công tác phòng chống tham nhũng, tuy nhiên không trình bày quá chi tiết trong BC thường niên như một số nhà băng khác.

Vietcombank cho biết đã tổ chức quán triệt, ban hành nhiều chính sách, nội quy lao động, quy định về đạo đức nghề nghiệp và triển khai thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn hệ thống. Trong năm 2022, qua công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Vietcombank cũng như kết quả thanh tra, kiểm toán của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank không phát sinh các trường hợp tham nhũng nào được ghi nhận và báo cáo.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Techcombank

Techcombank cho biết ngân hàng xây dựng các giải pháp giảm thiểu những hành vi liên quan tới tham nhũng với khung hình phạt cao nhất. Đội ngũ cán bộ nhân viên củaTechcombank phải tuyệt đối tuân thủ Bộ Quy tắc Đạo đức hướng dẫn hành vi của mình, bao gồm: Hướng dẫn ngăn ngừa gian lận và tham nhũng trong đơn vị kinh doanh; Quy định về quản lý rủi ro danh tiếng, rủi ro hoạt động và rủi ro chiến lược; Các chỉ thị kèm với hướng dẫn chi tiết khác đã bao gồm cập nhật chính sách từ chính quyền.

Techcombank cũng áp dụng các biện pháp phát hiện và ngăn ngừa tham nhũng, như: Thủ tục thẩm định chặt chẽ, Giám sát liên tục các giao dịch rủi ro cao, Đào tạo thường xuyên và toàn diện cho toàn bộ nhân viên.

Hộp thư và đường dây nóng được Khối Quản trị Ngân hàng duy trì để kịp thời tiếp nhận báo cáo về các hoạt động đáng ngờ. Năm 2022, ngân hàng đã triển khai sáng kiến “Làm đúng điều đúng – Hãy lên tiếng”, theo đó yêu cầu nhân viên Techcombank lên tiếng nếu họ chứng kiến hành vi vi phạm tuân thủ hoặc thấy trước những rủi ro tuân thủ tiềm ẩn. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...