Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cổ phiếu BID (BIDV) đã đủ hấp dẫn để đầu tư?

Agriseco Research duy trì đánh giá Ngân hàng BIDV (BID) là một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu và nhiều tiềm năng tăng trưởng trong 2022. Chất lượng tài sản ngân hàng ngày một cải thiện sẽ giúp giảm thiểu đáng kể chi phí dự phòng cho năm nay và các năm tới.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE - Mã: BID) đạt 34.372 tỷ đồng trong khi chi phí dự phòng giảm thiểu đáng kể - 12,2%yoy và chi phí hoạt động được kiểm soát +16,8%yoy đã giúp lợi nhuận trước thuế của BID đạt 11.084 tỷ đồng (+37,5%yoy), thực hiện được 54% kế hoạch cả năm. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư cũng tăng trưởng mạnh, đóng góp tích cực vào lợi nhuận ngân hàng, lần lượt đạt 1.209 tỷ đồng (+54,1%yoy) và 65,9 tỷ đồng (+113,4%yoy).

Cổ phiếu BID (BIDV) đã đủ hấp dẫn để đầu tư?

Cổ phiếu BID (BIDV) đã đủ hấp dẫn để đầu tư?

6 tháng đầu năm, tín dụng của BID đã tăng trưởng tích cực lên mức 9,5% và sử dụng gần hết hạn mức được cấp ban đầu là 10%. Agriseco Research kỳ vọng ngân hàng sẽ được ưu tiên nới room tín dụng trong thời gian tới khi chất lượng tài sản ngày một cải thiện cùng việc đã tích cực hỗ trợ khách hàng trong đợt dịch Covid vừa qua.

Bên cạnh đó, NIM quý 2/2022 đạt 3,04% tăng so với quý trước nhờ việc đẩy mạnh giao dịch số giúp ngân hàng tối ưu hóa chi phí vốn nhưng giảm so với cùng kỳ (do lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ trong khi lãi suất cho vay vẫn tiếp tục được duy trì). Agriseco Research cho rằng, NIM của BID thời gian tới sẽ có thể cải thiện nhẹ nhờ việc mở rộng mảng bán lẻ và triển khai mạnh mẽ ngân hàng số.

Về kế hoạch tăng vốn, BID dự kiến chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ 455,27 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 9%, thời gian thực hiện dự kiến trong 2 năm 2022 – 2023. Điều này sẽ giúp ngân hàng bổ sung nguồn lực về vốn và cải thiện hệ số an toàn vốn CAR, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.

Chất lượng tài sản được cải thiện tốt nhờ việc tích cực xử lý nợ xấu trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu (NPL) hết quý 2/2022 của BID dù có tăng nhẹ lên 1,02% từ mức 0,97% đầu năm nhưng vẫn ở mức thấp trong ngành. Bên cạnh đó, BID đã nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao kỷ lục 263% từ mức 259% quý 1 và trích lập dự phòng đủ 100% cho các khoản nợ tái cơ cấu (thay vì phân bổ trong 3 năm) sẽ tạo bộ đệm vững chắc về tài sản và cơ hội hoàn nhập trong tương lai khi các khoản nợ xấu được xử lý.

Theo đó, Agriseco Research duy trì đánh giá BID là một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu và nhiều tiềm năng tăng trưởng trong 2022. Chất lượng tài sản ngân hàng ngày một cải thiện sẽ giúp giảm thiểu đáng kể chi phí dự phòng cho năm nay và các năm tới. Cùng với đó, kế hoạch tăng trưởng ấn tượng 2022 và việc sẽ phát hành riêng lẻ 9% trong năm nay và 2023 sẽ là các catalyst hấp dẫn để đầu tư cổ phiếu này. Vì vậy, Agriseco Research khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG cổ phiếu BID, hướng tới giá mục tiêu là 46.000 đồng/cp.

Diễn biến giá cổ phiếu BID

Diễn biến giá cổ phiếu BID

Trên góc nhìn kỹ thuật, cổ phiếu BID sau liên tiếp 5 phiên điều chỉnh với thanh khoản thấp đã có tín hiệu kỹ thuật với một cây nến Marubozu xanh từ đường MA200, cho thấy xu hướng tăng giá dài hạn của BID vẫn được duy trì. Cổ phiếu cũng có tín hiệu giải ngân mua mới khi đường EMA34 đang cắt EMA89 đi lên và dòng tiền tại nhóm ngân hàng duy trì diễn biến khá khởi sắc. Bên cạnh đó, tín hiệu từ các chỉ báo động lượng như RSI, Stochastic hay chỉ báo dòng tiền tương đối tích cực. Vì vậy, nhà đầu tư có thể mua vào ở vùng giá hiện tại, hướng tới vùng giá mục tiêu 46.000đ/cp. Cắt lỗ khi giá xuống dưới 37.000đ/cp.

Dự phóng kết quả kinh doanh BID trong năm 2022

Mới đây, các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán KB Việt Nam – KBSV đã đưa ra dự phóng cho BID trong năm 2022:

Dự phóng tăng trưởng tín dụng đạt 13% trong năm 2022 với kì vọng BID sẽ được cấp thêm 3% room tín dụng trong 4 tháng cuối năm.

Ứớc tính NIM 2022 giảm 2bps YoY, đạt 2,88%, cao hơn 15bps so với dự phóng cũ phản ánh quan điểm tích cực hơn về việc kiểm soát chi phí đầu vào của ngân hàng.

Về dự phóng NPL đạt 1,05%, khi chất lượng nợ tái cơ cấu của BID có tín hiệu tốt cùng với đó BID đã có đủ nguồn trích lập dự phòng để linh động trong hoạt động xử lý nợ xấu.

Các chi phí trích lập dự phòng dự kiến đạt 24.806 tỷ đồng, giảm 15,9% YoY do BIDV đã chủ động trích lập hết nợ tái cơ cấu trong năm 2021.

Dự phóng KQKD 2021 -2022

Cổ phiếu BID (BIDV) đã đủ hấp dẫn để đầu tư?

KBSV kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu BID:

(1) Phương pháp định giá P/B Với triển vọng tích cực trong năm 2022, chúng tôi đưa ra P/B mục tiêu của BID là 2.2x, tương đương trung bình P/B 5 năm của BID.

(2) Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư (Bảng 16) Bên cạnh đó, KBSV kết hợp sử dụng thêm phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư để phản ánh rủi ro hệ thống và kỳ vọng dài hạn. Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng của cổ phiếu BID cho năm 2022 là 43.900 đồng/cổ phiếu, cao hơn 14,3% so với giá ngày 10/08/2022.

Cổ phiếu BID (BIDV) đã đủ hấp dẫn để đầu tư?

Đức Anh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...