Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Plus - ông lớn FDI Nhật Bản, dẫn đầu doanh thu thị trường văn phòng phẩm nhưng báo lỗ nhiều năm

Công ty Plus Việt Nam hiện là thương hiệu dẫn đầu doanh thu trên thị trường văn phòng phẩm tại Việt nam. Tuy nhiên, trái ngược doanh thu dẫn đầu doanh thì doanh nghiệp lại báo lỗ nhiều năm trước khi có lãi.

 

Plus Việt Nam là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường văn phòng phẩm trong nước về doanh thu. Ảnh chụp màn hình.

Theo thông tin tự giới thiệu, Công ty Plus Việt Nam là một thành viên của tập đoàn Plus, được thành lập năm 1995 và là công ty chuyên sản xuất trực thuộc quản lý của Plus Stationery của tập đoàn Plus Nhật Bản. Các sản phẩm từ Plus Việt Nam được xuất khẩu hàng hóa đi Nhật Bản và toàn thế giới.

Theo dữ liệu từ Vietdata, năm 2022, doanh thu của Plus Việt Nam ghi nhận đạt gần 2000 tỷ đồng , tăng 55% so với năm 2021 và tăng 27,2% so với năm 2020.

Tương quan doanh thu của Plus Việt Nam so với 2 doanh nghiệp lớn trong nước là Hồng Hà và Thiên Long. Nguồn: Vietdata

Tuy nhiên, trái với đà tăng trưởng liên tục của doanh thu, lợi nhuận sau thuế của Plus Việt Nam lại cho thấy xu hướng thay đổi liên tục. Cụ thể, năm 2020, lợi nhuận sau thuế của thương hiệu ở mức -2 tỷ đồng.

Sang năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Plus Việt Nam thậm chí còn thụt lùi lớn so với năm 2020 khi ghi nhận con số -70 tỷ đồng .

Lợi nhuận sau thuế của Plus Việt Nam so với các doanh nghiệp cùng ngành. Nguồn: Vietdata

Bất ngờ vào năm 2022, mặc dù thị trường chung cũng như thị trường văn phòng phẩm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng mức lợi nhuận sau thuế của Plus Việt Nam lại tăng mạnh vào năm 2022, ghi nhận ở mức 72 tỷ đồng .

Về Công ty Plus Việt Nam, theo giới thiệu của ông Satoshi Nakajima, Tổng Giám Đốc Plus Việt Nam trên trang website của doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của Tập đoàn Plus là “Giá trị mới. Sự hài lòng mới”.

Về thị trường văn phòng phẩm tại Việt Nam , theo Vietdata, thị trường này đã được hình thành và phát triển từ khá lâu . Đây được xem là nơi cung cấp các sản phẩm cần thiết cho mọi hoạt động văn phòng. Từ những sản phẩm cơ bản như bút và giấy đến các sản phẩm mới được bổ sung như kẹp giấy, túi hồ sơ, tài liệu, bút màu, băng dính, ghim bấm, giấy nhớ, và nhiều dụng cụ khác.

Về quy mô, theo dữ liệu của Vietdata, quy mô thị trường văn phòng phẩm Việt Nam ước tính đạt 195,35 triệu USD vào năm 2022.

Trong giai từ 2023 đến 2029, quy mô thị trường cung ứng và văn phòng phẩm Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8,37%, đạt giá trị 316,41 triệu USD vào năm 2029.

Sự tăng trưởng này được hỗ trợ bởi sự gia tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Điều này đã tạo ra nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp văn phòng và dẫn đến sự tăng trưởng đáng kể trong thị trường cung ứng đồ dùng văn phòng phẩm Việt Nam.

Sự phát triển của thị trường này gắn liền với nhu cầu sử dụng của con người về đời sống, học tập và làm việc. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối đồ dùng văn phòng có quy mô từ lớn đến nhỏ, trong đó, theo dữ liệu từ Vietdata thì chỉ riêng ở Hồ Chí Minh đã có hơn 2780 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...