Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Amazon tiếp tục sa thải nhân sự sau khi cho 27.000 người nghỉ việc: Liệu còn tồn tại "công việc ổn định"?

Trong bối cảnh gần hết năm, tình trạng cắt giảm nhân sự của Amazon vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Cơn bão sa thải chưa có dấu hiệu dừng lại

Bắt đầu từ cuối năm 2022, thế giới chứng kiến làn sóng sa thải nhân viên rầm rộ ở khắp mọi nơi. Đến nay, làn sóng cắt giảm nhân sự hàng loạt vẫn tiếp tục, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Bị sa thải khỏi các công ty công nghệ lớn đã gây ra khủng hoảng cho nhân viên và khiến không ít người lao động “vỡ mộng”.

Mới đây nhất, Amazon thông báo họ sẽ sa thải hơn 180 nhân viên trong bộ phận trò chơi điện tử của mình. Trước đó, Amazon đã cắt giảm 18.000 nhân sự vào tháng 1 và sa thải thêm 9.000 người lao động vào tháng 3. 

Christoph Hartmann, phó chủ tịch Amazon Games, chia sẻ: “Nói lời tạm biệt với đồng nghiệp chưa bao giờ dễ chịu. Đây không phải là một quyết định chóng vánh, đó là kết quả của quá trình cân nhắc và vạch ra lộ trình cho tương lai của chúng tôi."

Trong khi đó, hàng chục tập đoàn lớn khác đã cắt giảm nhân sự trong năm nay. Các công ty công nghệ, bao gồm Meta và Google, cũng như những gã khổng lồ tài chính đã sa thải số lượng lớn nhân viên.

Amazon tiếp tục sa thải nhân sự sau khi cho 27.000 người nghỉ việc: Liệu còn tồn tại "công việc ổn định"? - Ảnh 1.

 Meta đã từng báo cáo về doanh thu vượt bậc khi thế giới chuyển sang môi trường trực tuyến; sự bùng nổ lớn mạnh của thương mại điện tử trong giai đoạn Covid-19.  Tuy nhiên, qua giai đoạn này Meta đã thu hẹp đội ngũ công nghệ của mình bằng việc sa thải 11.000 nhân sự và đóng cửa khoảng 5.000 vị trí vào năm 2022 để cắt giảm chi phí.

Cùng cảnh ngộ, Zoom đã cắt giảm 1.300 lao động để đánh giá và hướng tới các ưu tiên cao nhất. Việc sa thải lớn này được cho là cần thiết để giúp tồn tại trong một nền kinh tế khó khăn.

Ý niệm “ổn định" chỉ là cái bẫy

Theo dữ liệu từ Layoffs.fyi (một trang web theo dõi tình trạng sa thải kể từ khi bắt đầu đại dịch), các công ty công nghệ đã cắt giảm hơn 244.000 việc làm chỉ riêng trong năm 2023. Con số này lớn hơn nhiều so với con số 80.000 trong thời kỳ đại dịch. 

Dữ liệu cho thấy năm 2023 đang trên đà vượt năm 2022 về tình trạng dư thừa nhân sự trong lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu. Chỉ tính trong đầu năm 2023, 101 công ty công nghệ đã sa thải hơn 25.436 nhân viên. Trong khi đó, cả năm 2022 có 1.024 công ty công nghệ sa thải 154.336 nhân viên.

Trong thời đại "một công việc không thể làm cả đời" như ngày nay, nếu bạn không có thực lực, không biết cố gắng, thì dù có làm công việc gì, bạn cũng sẽ dễ dàng bị thay thế. Bạn muốn hay không cũng chẳng làm được gì.

Bạn không thể ngăn cản được dòng chảy, chỉ có thể chuẩn bị cho mình đầy đủ những kỹ năng cần thiết để giảm thiểu nguy cơ bị làn sóng nhấn chìm.

Amazon tiếp tục sa thải nhân sự sau khi cho 27.000 người nghỉ việc: Liệu còn tồn tại "công việc ổn định"? - Ảnh 2.

 Những công việc "ổn định" khiến người ta cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, nhưng thường rất khó để phát triển, dần mất đi sự kiên trì và tính cầu tiến.  Ngày nay, người ta không còn tôn sùng ý niệm "công việc ổn định" mà chuyển sang coi trọng "năng lực ổn định".

Bị sa thải thì ai cũng buồn, ai cũng hoang mang nhưng suy cho cùng, cuộc sống có nhiều điều quan trọng khác và có nhiều cơ hội mới đang chờ phía trước. Miễn là bạn còn cố gắng thì mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Đầu tiên, đừng nản lòng và hãy sắp xếp lại cuộc sống của mình vì còn cả một chặng đường dài trước mắt. Đôi khi bị sa thải không phải vì bạn không tốt mà chỉ là không còn phù hợp với môi trường đó, nên đừng quá bận tâm vướng mắc.

Thứ hai, hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ càng về bản thân lẫn công việc. Đó là lúc bạn nhận ra những bài học, kinh nghiệm trong quá trình làm việc trước đây và tìm ra hướng đi mới cho công việc tiếp theo.

Tổng hợp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...