Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xăng tăng "phi mã": Ai là người gánh chịu hậu quả?

Xăng đã tăng giá 12 lần và chỉ giảm 3 lần tính từ đầu năm, lên mức cao nhất mọi thời đại. Việc tăng, giảm giá theo giá chung là một điều tất yếu. Vậy người phải hứng chịu mọi hậu quả từ việc giá cả tăng là ai?

Theo ý kiến của chuyên gia Kinh tế Vũ Vinh Phú, giá xăng tăng liên tục khiến cho ngành vận tải chịu tác động đầu tiên, rồi đến đánh bắt, sản xuất, dịch vụ. Đời sống tiêu dùng của người dân từ đó bị ảnh hưởng nặng nề.

Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có tới 10 nhóm hàng tăng giá.

1509-xangtang1

Ảnh minh họa

Chỉ số giá của nhiều ngành hàng tăng do giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng, chủ yếu đến từ ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu.

Thực tế, tình hình giá cả những tháng đầu năm có nhiều diễn biến phức tạp và theo chiều hướng ngày càng tăng cao. Trong 5 tháng qua, điểm nổi cộm lên là việc tăng giá xăng dầu và những tác động của nó đến sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống tiêu dùng xã hội.

Một khi xăng dầu tăng giá liên tiếp, với biên độ mạnh trong thời gian ngắn, nó sẽ có tác động ngay tức thì lên giá thành của các phương tiện vận chuyển hàng hóa và vận tải công cộng khác bởi chi phí xăng dầu chiếm đến 35-40% trong chi phí vận chuyển. Trong ít tháng qua, một số đơn vị vận tải bị lỗ nhưng vẫn phải cân nhắc việc tăng giá cước hay không. Đó là điều trăn trở nhất.

Đời sống tiêu dùng của người dân, chúng ta đều biết một khi giá cước vận tải hàng hóa tăng cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa hình thành những mặt bằng giá mới. Biên độ tăng giá thấp nhất từ 5% đến 10%, cao có mặt hàng đến 25-30%, thậm chí tăng gấp đôi.

Các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt lợn, rau, hoa quả, đường, sữa, dầu ăn… phục vụ cho bữa cơm hàng ngày của các gia đình đều tăng giá. Mọi người đang phải tiết kiệm chi tiêu, dành dụm tiền cho những bất trắc xảy ra, nhất là trong bối cảnh thiếu thốn sau đại dịch. Thu nhập của người nghèo, công nhân, nông dân, người về hưu đang ở mức độ rất khiêm tốn, thậm chí đi làm còn chưa đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Việc tăng thu nhập có lúc không đủ để bù đắp tình hình trượt giá ngoài xã hội.

Trước đó, tại dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng dầu, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế BVMT với xăng từ 2.000 đồng/lít xuống còn 1.000 đồng/lít. Nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít. Dầu diesel được đề xuất giảm từ 1.000 đồng/lít xuống còn 500 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.

Mức thuế mới sẽ được áp dụng ngay từ 1/8 cho đến hết năm nay nếu được thông qua và đây là lần thứ hai Bộ Tài chính sử dụng thuế BVMT như một công cụ để kìm đà tăng giá. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023, thuế BVMT sẽ quay trở về các mức được quy định tại nghị quyết 579/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể là 4.000 đồng/lít với xăng và dầu diesel là 2.000 đồng/lít...

Theo báo Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Quốc Việt, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho rằng trong bối cảnh giá xăng dầu đã liên tục thiết lập mức kỷ lục, việc giảm thuế BVMT ở mức như trên sẽ không có nhiều tác dụng, chưa đủ làm giải tỏa cơn khát để góp phần hạ nhiệt giá xăng dầu trong thời gian tới.

Bởi ngoài thuế BVMT, trong cơ cấu tính thuế xăng dầu hiện nay còn có thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu... vốn đã chiếm tới 13.000 - 15.000 đồng/lít.

Do đó, nếu tính toán giảm một phần các sắc thuế trên, khoảng 4.500 - 5.000 đồng/lít, sẽ có tác dụng nhiều hơn để giảm sức nóng giá xăng dầu, cũng như hạ nhiệt giá cả và đủ sức kìm lạm phát trong thời gian tới.

Ngoài ra, theo vị này, bài toán kiểm soát giá xăng dầu cần được tính toán, đánh giá đầy đủ để dự báo được xu hướng giá xăng dầu nhằm có một lộ trình, giải pháp kiểm soát, điều hành giá mang tính bền vững hơn.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân, cho hay tại kỳ họp thứ 3 vừa qua, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ có giải pháp để hỗ trợ người có thu nhập thấp, người yếu thế khi giá cả mặt hàng thiết yếu tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu.

Theo ông Cường, vẫn cần thiết phải được duy trì một số sắc thuế, như thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi giá xăng dầu tăng lên quá cao, tác động lan tỏa, đẩy các loại hàng hóa khác tăng lên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân một cách đột ngột, ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế, ảnh hưởng đến bình ổn kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thì buộc phải sử dụng công cụ thay đổi chi phí cấu thành trong giá bán như các sắc thuế.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính - thuế, cũng cho rằng việc sử dụng công cụ như thuế để bình ổn giá xăng dầu trong bối cảnh giá tăng mạnh là phù hợp bởi trong cơ cấu giá xăng dầu, các khoản thuế chiếm khoảng 29% với xăng và 13,3% với dầu.

Một chuyên gia khác cũng khuyến nghị rằng trong điều hành giá xăng dầu, cần thực hiện nghiêm việc công khai minh bạch như quỹ bình ổn, công thức và cơ cấu tính thuế, phí trong giá xăng dầu ở mỗi kỳ điều hành để "rõ ràng, rành mạch" hơn với người dân.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...