Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá tiêu hôm nay 22/6/2022: Giảm trở lại với mức điều chỉnh 500 - 1.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/6 ghi nhận thị trường trong nước đang đi xuống nhưng giá tiêu xuất khẩu đã được Cộng đồng Hồ tiêu thế giới niêm yết tăng 50 USD/tấn.

2859-hy-tieu-226

Giá tiêu hôm nay 22/6/2022

Khảo sát tại các tỉnh trọng điểm trong nước, giá tiêu đang quay đầu đi xuống. Cụ thể, hai tỉnh Đồng Nai và Gia Lai lần lượt giảm 1.000 đồng/kg và 500 đồng/kg, về mức tương ứng là 70.000 đồng/kg và 70.500 đồng/kg.

Cùng giảm 500 đồng/kg là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Hiện, hai địa phương này đang thu mua hồ tiêu với giá 71.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng giảm 1.000 đồng/kg, lần lượt xuống mức 72.000 đồng/kg và 73.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

71.500

-500

Gia Lai

70.500

-500

Đắk Nông

71.500

-500

Bà Rịa - Vũng Tàu

73.500

-1.000

Bình Phước

72.000

-1.000

Đồng Nai

70.000

-1.000

Hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng 50 USD/tấn, tương ứng với 3.750 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.800 USD/tấn với tiêu trắng.

Tuần trước, theo ghi nhận chỉ có giá tiêu đen nội địa Việt Nam ghi nhận sự gia tăng. Trong khi đó giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế tiếp tục xu hướng giảm. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2022 đạt 4.504 USD/tấn, giảm 2,7% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 4/2022.

Trái ngược với những dự đoán lạc quan đầu vụ về năng suất giảm, các nước mở cửa sau Covid-19, Việt Nam được hưởng lợi từ những hiệp định thương mại tự do... giá hồ tiêu trên bình diện thế giới và nội địa liên tiếp lao dốc.

Giá hồ tiêu lâu nay được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng từ những thay đổi chính sách tiền tệ, tài chính trên thế giới, mà chủ yếu phụ thuộc và nhu cầu, nguồn hàng từ các nước xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, những diễn biến từ đầu năm đến nay khiến nhận định trên cần phải thay đổi lại cho phù hợp. Cuộc chiến tranh ở khu vực Đông Âu đã dẫn đến hệ lụy xấu với kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc kiên trì chính sách Zero Covid cũng khiến thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng bị ngưng trệ.

Hậu quả là nỗi lo lạm phát lan rộng trên toàn cầu. Fed và ngân hàng trung ương các nước buộc phải tăng lãi suất. Đồng USD lên mức cao nhất mấy chục năm qua. Cuộc đua lãi suất kéo theo hàng hóa tăng phi mã.

Trong bối cảnh đó, lương thực thiết yếu tăng, nhưng những loại gia vị, hay cà phê lại xu hướng giảm. Vì người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến nhu cầu giảm mạnh.

Quan trọng hơn, sức ép của việc tăng lãi suất cơ bản tiền tệ buộc những đơn vị nhập khẩu không vội vàng ký hợp đồng mới, trong khi tồn kho vẫn còn. Còn giới đầu cơ trong nước cũng phải nhanh chóng bán cắt lỗ do phải gánh lãi suất cao. Điều này khiến thị trường liên tục rơi vào trạng thái thừa cung, thiếu cầu.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu An (tổng hợp)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...