Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá cà phê hôm nay 1/6/2022: Kỳ vọng hồi phục

Dẫn đầu toàn nhóm nguyên liệu công nghiệp là mức tăng rất mạnh hơn 6% của giá cà phê arabica trong tuần qua. Lo ngại về thời tiết thiếu mưa tại các vùng gieo trồng chính của Brazil và đồng Real tăng mạnh hơn 3% do chỉ số USDX suy yếu đã tác động tích cực đến giá arabica, giúp mặt hàng này tăng giá mạnh.

Giá cà phê robusta cũng neo theo đà tăng của arabica, nhưng bị cản trở ở mức kháng cự quan trọng 2.100 USD, dẫn đến việc mặt hàng này chỉ tăng gần 2%. Ngoài ra, việc đồng USD yếu dẫn đến chi phí nắm giữ vị thế trên sàn ICE Futures Europe giảm, cũng thu hút dòng tiền của giới đầu tư đối với một số mặt hàng khác.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 31/5, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 1 USD (0,05%), giao dịch tại 2.106 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 4 USD (0,19%) giao dịch tại 2.110 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.

0409-giacaphe

Ảnh minh họa

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục đà tăng mạnh, 1,95 Cent (0,85%), giao dịch tại 231,4 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 1,95 Cent/lb (0,85%), giao dịch tại 231,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 31/5, giá cà phê thu mua dao động trong khoảng 41.500 - 42.100 đồng/kg. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 41.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 42.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua cùng mức 42.000 đồng/kg. Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 42.100 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 42.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 42.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.900 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 42.000 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay (1/6) cập nhật vào lúc 9h cùng ngày.

Xung đột Nga-Ukraine được giới hoạch định kinh tế tin sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế thế giới. Tổng Giám Đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Giorgieve từng cho biết, IMF hạ thấp tỷ lệ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới không chỉ do cuộc chiến tại Đông Âu, mà còn xuất phát từ tình hình lạm phát tồi tệ và niềm tin vào nền tài chính toàn cầu lung lay.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp được tổ chức đầu tháng 5/22 của Ủy ban thị trường mở (FOMC). Theo đó, các thành viên Fed nhất trí lộ trình nâng lãi suất điều hành đồng USD, có thể áp dụng ngưỡng cao hơn đối với các ước đoán của giới tài chính.

Quyết tâm này của Fed để dẹp lạm phát bằng cách tăng lãi suất mạnh tay đã gặp không ít lời ra tiếng vào của giới nghiên cứu kinh tế. Có người cho rằng, tăng lãi suất kiểu như thế thì không khác gì dập tắt mọi cơ hội kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó tại Trung Quốc, lệnh phong tỏa cảng Thượng Hải và Bắc Kinh đang dần được dỡ bỏ. Chính phủ Trung Quốc trong tuần có buổi họp trực tuyến với quy mô lớn chưa từng thấy để tìm các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng với chỉ tiêu đã đặt hồi tháng 3/22 là 5,5%. Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng chỉ tiêu 5,5% là quá cao và tin nằm quanh 4%-4,5%.

Nhìn chung, các thị trường hàng hóa tỏ ra lạc quan hơn khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các lệnh phong tỏa cứng rắn do dịch Covid-19 ở Thượng Hải. Kỳ vọng chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu sớm được nối lại một cách nhanh chóng.

Tổng cục Thống kê Việt Nam ước tính, giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu năm dương lịch 2022 sẽ đạt tổng cộng xấp xỉ 2,00 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này phản ánh rõ giá cả gia tăng tại thị trường cà phê kỳ hạn so với cùng kỳ năm trước.

Nhận định về thị trường trong nước hiện tại, chuyên gia Nguyễn Quang Bình cho hay, do cuộc xung đột Nga - Ukraine đẩy giá hàng hóa thương phẩm tăng khá đều. Chỉ số hàng hóa giao ngay Bloomberg (Bloomberg Commodity Spot Index) tính từ đầu năm 2022 đến nay tăng 33% trong tất cả nhóm hàng, từ năng lượng, kim loại đến nông sản.

Điều này được thể hiện qua lượng vốn đổ vào các danh mục đầu tư của các nhóm quỹ kinh doanh hàng hóa (ETF). Lượng vốn tăng là một chứng minh cho thấy tâm lý ủng hộ giá hàng hóa thời gian qua rất mạnh. Nhưng người ta đang lo nếu đổ vào quá tay, thì cũng có lúc rút ra mạnh tay ảnh hưởng đến giá hàng hóa, nhất là khi Fed đang báo hiệu tăng lãi suất điều hành đồng USD mạnh hơn.

Ông Bình cho biết, dù không ít nhà kinh doanh cà phê Việt Nam đã chọn hướng thuê tàu rời để đưa hàng sang các nước nhập khẩu, nhưng chỉ các doanh nghiệp lớn, có mạng lưới hoạt động rộng khắp mới có khả năng thuê tàu cho riêng mình. Doanh nghiệp cà phê Việt Nam, thường chỉ cỡ trung và nhỏ, bán qua trung gian là chủ yếu, nên chưa thể chủ động bán hàng như trước đại dịch. Sức bán vì vậy mà hạn chế.

Lượng tồn kho sau 5 tháng đầu niên vụ đã giảm dần. Hiện tượng tranh mua tranh bán giảm, sẽ giúp cho giá bán xuất khẩu không rẻ như trước. Giá cà phê nội địa hiện nay khoảng 42,5 triệu đồng/tấn thì khó có thể chào giá xuất khẩu trừ trên 200 USD/tấn Fob.

Minh Phương

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết