Dòng tiền e ngại, VN-Index tiếp tục "giằng co" với thanh khoản thấp
Trong phiên giao dịch thứ Ba, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì trạng thái giằng co với thanh khoản thấp.
Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 32/4/2024, thị trường chứng khoán bắt đầu xuất hiện tín hiệu kém sắc với 118 mã tăng, 300 mã giảm, qua đó quay trở lại mốc 1.184 điểm. Thanh khoản thị trường sụt giảm đáng kể so với phiên hôm qua, tương ứng 6,9 nghìn tỷ đồng.
Tại nhóm VN30, TCB, MWG, FPT là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của thị trường. Đáng chú ý, TCB là mã tích cực nhất nhóm với đà tăng trên 3%. Ngược chiều, bộ đôi VIC - VHM tiếp tục chìm trong sắc đó, qua đó níu giữ chỉ số.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sáng nay. |
Tại nhóm đầu tư công, sắc xanh bắt đầu lấy lại vị thể trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa với đà giảm khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... diễn biến cùng chiều với biến động lớn hơn.
Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà giảm khoảng 2%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như POM, TIS,... biến động không đáng kể.
Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có phần cải thiện, dẫn tới diễn biến tích cực bao trùm khắp ngành. Trong cuối phiên sắc đỏ là màu chủ đạo. SBS là cổ phiếu tích cực nhất nhóm với đà tăng trên 1%. Ngược chiều, các mã như VND, SSI, CTS, BSI,.. ghi nhận tín hiệu kém sắc khi đóng cửa thấp hơn phiên giao dịch hôm qua tuy nhiên mức độ không đáng kể.
Trong diễn biến khác, dòng tiền tiếp tục tăng đáng kể tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, cùng chiều với BID, các mã như VCB, VIB, SSB,.. đồng loạt tăng điểm với thanh khoản cao.
Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên, PVD, PVS, BSR, PVC tiếp nối đà giảm với thanh khoản tăng dần.
Ngoài ra, lực mua có phần hạ nhiệt tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 23/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc đỏ với giao động từ 2% - 5%. Cá biệt, cổ phiếu QCG tiếp tục giảm mạnh với khối lượng dư bán tương đối lớn.
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 23/4, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index lui về vùng 223 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 24 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 443 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, NTP là mã tích cực nhất nhóm khi duy trì sắc xanh. Ngược lại, PLC và TIG đồng loạt giảm điểm với biến động tương đối cao.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 12 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 158 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 18.200 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 1 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 134 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 9.600 đồng.
Tổng quan, trong phiên giao dịch thứ Ba, thị trường chứng khoán tiếp tục thể hiện trạng thái giằng co với thanh khoản thấp. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Vingroup tiếp tục đóng cửa thấp hơn phiên giao dịch hôm qua, qua đó níu chân chỉ số VN-Index.
Cùng chiều, chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (22/4), khi cổ phiếu công nghệ hồi phục sau đợt bán tháo vào tuần trước và căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông xuống thang. Giá dầu thô giảm sau khi Iran tuyên bố sẽ không leo thang xung đột với Israel.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 253,58 điểm, tương đương tăng 0,67%, chốt ở mức 38.239,98 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,87%, chốt ở 5.010,6 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,11%, chốt ở 15.451,31 điểm.
Với phiên tăng này, cả S&P 500 và Nasdaq cùng chấm dứt chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp.
Cổ phiếu Nvidia tăng 4,4% sau khi “bốc hơi” gần 14% trong tuần trước - tuần mất giá mạnh nhất của cổ phiếu hãng chip này kể từ tháng 9/2022. Một hãng chip khác là Arm Holdings chứng kiến giá cổ phiếu tăng gần 7% trong phiên đầu tuần.
Áp lực bán tháo cổ phiếu cũng dịu đi nhờ thông tin khả quan từ Trung Đông. Nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh trên diện rộng ở khu vực này lắng xuống, đồng nghĩa giải toả áp lực tăng giá dầu. Trước đó, giới đầu tư lo ngại giá dầu tăng cao có thể đẩy cao sức ép lạm phát ở Mỹ, dẫn tới việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất cao hơn lâu hơn.
Thành An