Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiết lộ bất ngờ về kho vàng BRICS đang nắm giữ

BRICS đang nắm giữ tới 20% vàng của thế giới. Điều này có tác động to lớn tới kinh tế toàn cầu trong bối cảnh giá vàng đang liên tiếp lập kỷ lục mới.

Tiết lộ bất ngờ về kho vàng BRICS đang nắm giữ

BRICS đang nắm giữ hơn 20% dự trữ vàng của thế giới. Ảnh: AFP

Hội đồng Vàng Thế giới tiết lộ trong một báo cáo mới đây rằng, các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đang cùng nhau nắm giữ hơn 20% dự trữ vàng của thế giới, Jerusalem Post đưa tin.

Báo cáo không nêu rõ đây là trữ lượng vàng tính riêng các quốc gia sáng lập BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi hay đã tính tới cả trữ lượng dự trữ của các thành viên BRICS mới gia nhập ngày 1.1.2024 gồm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Dù vậy, lượng dự trữ vàng đáng kể này nêu bật sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng ngày càng tăng của những nền kinh tế mới nổi nhóm BRICS.

Theo báo cáo, Nga dẫn đầu về dự trữ vàng với kho vàng 2.340 tấn, chiếm 8,1% dự trữ vàng toàn cầu. Ngay sau Nga là Trung Quốc, sở hữu 2.260 tấn vàng, đóng góp đáng kể vào kho vàng của BRICS. Như vậy, Nga và Trung Quốc chiếm 74% tổng dự trữ vàng của các quốc gia BRICS.

Các quốc gia BRICS khác cũng có dự trữ đáng kể, trong đó Ấn Độ dẫn đầu với 840 tấn.

Kho vàng dự trữ đáng kể của các quốc gia BRICS có một số ý nghĩa quan trọng. Trước tiên, về sức mạnh kinh tế, dự trữ vàng giúp nhóm này củng cố vị thế như một tác nhân kinh tế lớn trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, việc sở hữu kho vàng lớn có tác động trong ổn định tài chính bởi vàng là tài sản ổn định giúp giảm thiểu rủi ro kinh tế và bảo vệ chống lại lạm phát.

BRICS đang chiếm tới 20% dự trữ vàng toàn cầu. Ảnh: BRICS Nga

BRICS đang chiếm tới 20% dự trữ vàng toàn cầu. Ảnh: BRICS Nga

Kho vàng dự trữ lớn cũng góp phần tăng ảnh hưởng chính trị của khối. Đồng tiền của BRICS, với sự hỗ trợ của vàng, có thể thách thức sự thống trị của đồng USD và thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu.

Một ý nghĩa khác từ kho vàng dự trữ đáng kể của BRICS là giúp tăng thêm các cơ hội đầu tư. Khi nhu cầu vàng tăng, do các yếu tố như hoạt động mua bán vàng của các ngân hàng trung ương, kinh tế bất ổn, mang tới nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan, Nga tổ chức trong tuần này dự kiến cung cấp thêm thông tin chi tiết về đồng tiền mới của BRICS và ngày tiền tệ của BRICS dự kiến ra mắt.

Việc giới thiệu đồng tiền BRICS có thể đẩy nhanh xu hướng phi USD hóa, vì nhiều quốc gia đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Đồng tiền BRICS cũng có khả năng có tác động tới giá vàng toàn cầu bởi khi nhu cầu vàng từ các ngân hàng trung ương tăng, các nhà đầu tư có thể đẩy giá trị của vàng lên cao.

Khi các quốc gia nhóm BRICS tiếp tục mở rộng ảnh hưởng và khám phá các mô hình kinh tế mới, dự trữ vàng của BRICS cùng với sự ra đời của một loại tiền tệ mới có thể có những tác động sâu rộng đến hệ thống tài chính toàn cầu. Các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách nên theo dõi chặt chẽ những diễn biến này để đánh giá được tác động tiềm tàng với thị trường và nền kinh tế toàn thế giới.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...