Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích

Đó là một ý tưởng sáng tạo độc đáo nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng.

Đã có rất nhiều câu chuyện cảm động về những đứa trẻ mất tích tìm về được với gia đình, người thân. Đã có những giọt nước mắt hạnh phúc của các bậc cha mẹ khi đón con trở về sau thời gian bặt vô âm tín. Để những gia đình có trẻ mất tích sớm được hưởng phút giây hạnh phúc ấy, một ý tưởng sáng tạo mang tên "Băng dính Hy vọng" đã ra đời ở Hàn Quốc.

Theo trang Branding In Asia, tính đến năm 2020, ở Hàn Quốc, có khoảng 661 trẻ em đã mất tích hơn 1 năm chưa được tìm thấy, và 638 trong số đó đã mất tích trong thời gian dài hơn 5 năm.

Thời gian càng kéo dài, người thân của những đứa trẻ ấy càng mất dần hy vọng tìm thấy con. Năm 2020, nhân ngày Ngày quốc tế Trẻ em mất tích (25/5), Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc (KNPA) và tập đoàn Cheil Worldwide, hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, đã thực hiện ý tưởng độc đáo mang tên "Băng dính Hy vọng" (Hope Tape), như một chiến dịch giúp tìm kiếm trẻ em mất tích.

Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích - Ảnh 1.

Những cuộn băng dính độc lạ thể ý tưởng sáng tạo đáng quý.

Theo đó, những cuộn băng dính đóng hàng được thiết kế đặc biệt có chứa hình ảnh và thông tin của 28 đứa trẻ mất tích.

Khi băng dính đóng hàng thành tia hy vọng

Hope Tape in hình các bức ảnh của đứa trẻ chụp vào thời điểm chúng mất tích, cũng như hình ảnh phỏng đoán về ngoại hình hiện tại của chúng sử dụng công nghệ do KNPA phát triển. Bên dưới ảnh là một loạt các thông tin khác bao gồm các đặc điểm ngoại hình và địa điểm chúng được nhìn thấy lần cuối.

Ngoài ra còn có một mã QR kết nối với ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động để mọi người có thể báo cáo và cung cấp thêm thông tin nếu biết gì đó về những đứa trẻ mất tích. Bên cạnh đó, ứng dụng cũng cho phép các bậc phụ huynh đăng ký dấu vân tay của con mình để sau này có thể sử dụng trong trường hợp mất tích.

Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích - Ảnh 2.

Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích - Ảnh 3.

Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2020, những cuộn băng dính Hope Tape đã được sử dụng để đóng gói 620.000 gói bưu kiện và được vận chuyển trên toàn Hàn Quốc thông qua các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh là Korea Post và Hanjin Transportation. Kết quả của phương pháp này có thể tương đương với việc đi phân phát 100.000 tờ thông tin cho mỗi đứa trẻ mất tích.

“Chúng tôi yêu cầu sự quan tâm và hợp tác khẩn cấp của người dân và cộng đồng trên khắp đất nước để giúp mang lại hy vọng và động viên cho các gia đình có trẻ em mất tích”, đại diện KNPA cho biết trong một tuyên bố. “Bằng cách tổ chức chiến dịch 'Hope Tape', chúng tôi muốn thu hút sự chú ý của công chúng đến tình trạng vô cùng đáng buồn này”.

Tập đoàn Cheil Worldwide cũng đã tạo ra một thước phim ngắn cho thấy quá trình sản xuất và phân phối Hope Tape như thế nào để quảng bá rộng rãi với sự hợp tác của KNPA, Korea Post và Hanjin Transportation, thông qua các trang web chính thức và các kênh truyền thông xã hội.

Seongphil Hwang, giám đốc sáng tạo của tập đoàn Cheil Worldwide, cho biết: “Với sự bùng phát của Covid-19, mọi người có xu hướng ở nhà và sử dụng nhiều dịch vụ giao hàng tận nơi hơn, trong đó các bưu kiện là phương tiện hiệu quả cao để truyền bá thông tin về những đứa trẻ mất tích”.

Không rõ có trường hợp trẻ em nào được tìm thấy sau chiến dịch "Băng dính Hy vọng" không nhưng nó thực sự đã tạo tiếng vang lớn và thu hút sự chú ý của cộng đồng thời điểm đó.

Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích - Ảnh 4.

Nhiều cha mẹ của những đứa trẻ mất tích vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm thấy con của mình. Hope Tape đã trở thành một cách cung cấp thông tin quan trọng về những đứa trẻ mất tích trực tiếp đến tận nhà của mọi người dân Hàn Quốc và thu hút sự chú ý đến vấn đề cấp bách chưa từng có trước đây.

Những cuộc gọi "câm lặng"

Năm 2022, KNPA và Cheil Worldwide tiếp tục phối hợp tạo ra một chiến dịch khác mang tên "Knock Knock", nhằm quảng bá về cuộc gọi khẩn cấp qua đường dây nóng 112 của cảnh sát cho phép những người trong tình huống không thể nói được có thể yêu cầu cảnh sát hỗ trợ.

Tập đoàn Cheil Worldwide cho biết chiến dịch "Knock Knock" nhằm mục đích tiếp cận những “nạn nhân giấu mặt” của bạo lực gia đình, vì nhiều trường hợp không được báo cáo với chính quyền kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích - Ảnh 5.

Với giải pháp mới, những người không thể nói nhưng cần sự giúp đỡ của cảnh sát có thể quay số 112 và khi được thông qua, bấm 2 lần vào bất kỳ số nào như thể đang gửi mã Morse.

Sau đó, người xử lý cuộc gọi sẽ gửi cho người gọi một liên kết để nhấp vào, liên kết này sẽ ngay lập tức cho phép cảnh sát theo dõi vị trí của người gọi và theo dõi thêm hiện trường thông qua camera điện thoại của người gọi trong thời gian thực.

Giải pháp này cũng hỗ trợ chế độ trò chuyện bí mật với giao diện người dùng tương tự như trang Tìm kiếm của Google để người gọi có thể liên lạc với cảnh sát với mức độ tiếp xúc tối thiểu.

“Thông qua chiến dịch "Knock Knock", chúng tôi hy vọng hệ thống gọi khẩn cấp trong thầm lặng 112 sẽ trở thành một giải pháp bền vững mà bất kỳ người dân nào gặp nguy hiểm đều có thể tiếp cận và bất kỳ sĩ quan cảnh sát nào cũng có thể nhanh chóng ứng phó”, một quan chức của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc cho biết.

Nguồn: Brandinginasia


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...