Ngôi làng chỉ rộng 2km2 nhưng giàu có bậc nhất Trung Quốc: Dân sống trong biệt thự lại còn được phát vàng bạc, ‘phất’ nhờ 1 ngành ít ai chú ý
Chính quyền ngôi làng này từng chi hơn 300 tỷ đồng để xây biệt thự cho toàn bộ hộ dân. Dù là nông thân nhưng điều kiện sống của người dân nơi đây không thua gì các thành phố lớn.
Nhắc đến những ngôi làng giàu có tại Trung Quốc, chắc chắn nhiều người sẽ nhớ ngay đến làng Hoa Tây ở tỉnh Giang Tô nhưng ít ai biết đến một ngôi làng cũng giàu không kém ở tỉnh Chiết Giang. Đó là làng Dân Thôn, thuộc thành phố Hàng Châu, dọc theo đường cao tốc Thượng Hải - Hàng Châu - Ninh Ba, bờ nam sống Tiền Đường.
Làng Dân Thôn có phần kín tiếng và khiêm tốn hơn so với những địa phương giàu có khác tại đất nước tỷ dân. Dân số trong làng chỉ có 304 hộ gia đình, khoảng hơn 1.000 người và diện tích cũng khiêm tốn chỉ 2km2.
Trước đây ngôi làng này vô cùng nghèo, dân làng số bằng nghề đánh cá, đất canh tác ít nên luôn trong tình trạng thiếu lương thực, không đủ cơm ăn áo mặc. Sự thịnh vượng của làng Dân Thôn bắt đầu từ ngành công nghiệp dệt nhuộm - một ngành công nghiệp ít ai chú ý lúc bấy giờ.
Chỉ dựa vào 60.000 NDT cả làng cùng nhau đóng góp ban đầu cùng với khoản vay 60.000 NDT vay từ các hiệp hội tín dụng, doanh nghiệp tập thể đầu tiên của làng là nhà máy tẩy và nhuộm ra đời. Chỉ trong 3 năm, lợi nhuận đã vượt quá 1 triệu NDT. Họ lấy 15% để trả cho dân làng và 85% để mở rộng tái sản xuất, liên tiếp thành lập các nhà máy hoá chất nhuộm và dệt mới.
Sau này, nhiều doanh nghiệp công nghiệp trong làng xuất hiện, mở rộng cả quy mô sang các tỉnh khác để có không gian phát triển lớn hơn. Tiêu biểu trong số đó là công ty TNHH Tập đoàn Công nghiệp Dân Thôn Chiết Giang (Hangmin Group).
Công ty này đã sớm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, có quy mô tương đối lớn, vượt ra khỏi giới hạn trong làng. Hiện Hangmin Group có 28 doanh nghiệp với tài sản 10,2 tỷ nhân dân tệ và 12.000 nhân viên.
Sau này làng Dân Thôn mới mở rộng phát triển vật liệu xây dựng, nhiệt điện, nông nghiệp hiện đại và luyện kim. Điều kiện kinh tế dần cải thiện cũng là lúc ngành dịch vụ như khách sạn, trung tâm thương mại “cất cánh”, bất động sản phát triển nhẹ. Lãnh đạo ngôi làng rất chú trọng đến khởi nghiệp, cùng nhau phát triển để chia sẻ thịnh vượng chung.
Nhìn chung, công thức làm giàu của làng Dân Thôn chính là “chính sách + người có năng lực + kinh tế tập thể”, quan trọng nhất là họ biết cách từng bước tiến lên theo tình hình thực tế thay vì mù quáng mở rộng quy mô giống nhiều ngôi làng khác. Nhờ vậy, người dân mới có thể “đổi đời. Tài sản ròng trung bình của một hộ gia đình năm 2003 là 2 triệu NDT.
Dân sống trong biệt thự, phúc lợi đáng ghen tỵ
Người dân trong làng được giáo dục miễn phí từ mầm non đến đại học và còn được hưởng học bỏng 10.000 NDT, hỗ trợ chi phí giáo dục 8.000 NDT/năm. Đồng thời mỗi người cũng nhận trợ cấp sinh hoạt hàng tháng 200 NDT, hưởng bảo hiểm điều trị y tế. Người già, người đã về hưu được hưởng các khoản phí phúc lợi gấp đôi.
Chính quyền làng Dân Thôn từng tài trợ 100 triệu NDT (~300 tỷ đồng) để dân làng xây dựng 300 biệt thự có kiến trúc đồng nhất, rộng 80-100m2. Làng cũng đầu tư 18 triệu NDT để xây dựng một trung tâm văn hóa bao gồm nhà hát, bể bơi, thư viện mở cửa miễn phí.
Người lao động nhập cư cũng được ở trong một trung tâm dân cư 27.000m2 để “an cư lạc nghiệp”. Trong làng không có hộ nghèo, hầu hết từ ổn định đến khá giả, tỷ lệ sở hữu ô tô lên tới 90%. Nhiều người dân cũng là cổ đông của các doanh nghiệp trong làng.
“Chúng tôi có điều kiện sống không thua người ở các thành phố lớn mà vẫn được tận hưởng sự bình yên của nông thôn, như vậy là đủ hạnh phúc rồi”, một người dân họ Chu nới với vẻ mặt tự hào.
Theo Toutiao