Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới trẻ Trung Quốc khao khát vào chùa làm việc: Lương tháng hơn 30 triệu đồng, tỷ lệ 1 chọi 1.000, thạc sĩ đại học top đầu cũng nộp đơn ứng tuyển

Một xu hướng việc làm được nhiều người trẻ Trung Quốc quan tâm và bàn luận sôi nổi trong những năm gần đây: làm việc trong chùa. Vậy trở thành một nhân viên văn phòng trong chùa là trải nghiệm như thế nào, liệu có giống trong tưởng tượng của công chúng?

 

Giới trẻ Trung Quốc khao khát vào chùa làm việc: Lương tháng hơn 30 triệu đồng, tỷ lệ 1 chọi 1.000, thạc sĩ đại học top đầu cũng nộp đơn ứng tuyển - Ảnh 1.

Năm 2022 trở thành năm khó khăn nhất với người tìm kiếm việc làm tại Trung Quốc khi số lượng sinh viên mới tốt nghiệp lên tới 10 triệu người. Bên cạnh việc tìm kiếm cơ hội ở các tập đoàn công nghệ lớn hay thi công chức, giới trẻ quốc gia này còn quan tâm đến những vị trí công việc tại chùa.

Những thông tin tuyển dụng làm việc tại chùa như: Chùa Quang Hiếu ở Quảng Châu đang tuyển kế toán làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều, chùa Phật Ngọc ở Thượng Hải đang tuyển giám sát tài chính, không phân biệt tuổi tác; chùa Pháp Hoa ở Chiết Giang đang tuyển đạo diễn video ngắn, lương tháng hơn 10.000 NDT (~34 triệu đồng)… xuất hiện thường xuyên trên Internet.

Năm 2016, Zhao Liangui, một chàng trai người Trung Quốc đã vượt qua hơn 1.000 ứng viên để trở thành nhân viên Ban Văn hóa và Tuyên truyền chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu. Zhao đã chia sẻ câu chuyện của bản thân trong hơn 1 năm làm việc tại đây.

Làm việc trong chùa là trải nghiệm thế nào?

Theo Zhao Liangui, tốc độ làm việc trong chùa rất chậm. Văn phòng của Zhao rộng khoảng 50m2, có 6-7 nhân viên phụ trách các công việc như tổ chức viết bài quảng bá, văn nghệ, lễ tân…

Giới trẻ Trung Quốc khao khát vào chùa làm việc: Lương tháng hơn 30 triệu đồng, tỷ lệ 1 chọi 1.000, thạc sĩ đại học top đầu cũng nộp đơn ứng tuyển - Ảnh 2.

Phòng làm việc tại chùa của Zhao. Ảnh: Toutiao

Giờ làm việc trong chùa tương đối ngắn, từ 8h30 - 4h30, có 2 giờ nghỉ trưa. Công việc của Zhao Liangui không khác gì một biên tập viên truyền thông mới bình thường: đưa tin về Hội nghị Hiệp hội Phật giáo Hàng Châu và viết về các hoạt động hàng ngày được tổ chức trong chùa. Điểm khác biệt duy nhất là Zhao cần chọn nội dung từ các tác phẩm kinh điển trong chùa.

Đối với Zhao, đây là một công việc khá dễ dàng. Anh không cần tuân theo các quy định giống các sư trong chùa, vẫn được phép xuống núi ăn thịt và kết hôn sinh con bình thường. Để bắt nhịp với công việc nhanh, anh cũng cần nghiên cứu các bộ sách Phật giáo, làm quen với các lý thuyết tôn giáo.

Trong suy nghĩ của công chúng, cuộc sống ở những ngôi chùa khác xa với cuộc sống tất bật, nhộn nhịp bên ngoài. Nhưng Zhao Liangui cảm thấy ngôi chùa mình đang làm việc cũng không quá xa vời thực tại như vậy. “Không sâu trong núi rừng già, ra ngoài vẫn rất tiện. Nếu bạn không muốn ăn đồ chay, ra khỏi chùa vài phút là có KFC hoặc xuống núi ăn”, Zhao cho biết.

Giới trẻ Trung Quốc khao khát vào chùa làm việc: Lương tháng hơn 30 triệu đồng, tỷ lệ 1 chọi 1.000, thạc sĩ đại học top đầu cũng nộp đơn ứng tuyển - Ảnh 3.

Zhao thích nghi được với cuộc sống trong chùa và tập ăn chay. Nhưng không phải ai cũng phù hợp với môi trường làm việc đặc thù như vậy. Một người đồng nghiệp vào cùng thời gian với anh luôn phàn nàn rằng các món chay rất khó nuốt. Zhao Liangui thẳng thắn nói: "Bạn chọn đến đây, nếu chưa chuẩn bị tinh thần để ăn chay, tốt nhất là nên rời đi càng sớm càng tốt". Sau đó, người này thực sự xin nghỉ việc.

Sau khi tan sở lúc 4h30, Zhao thường đi chơi bóng rổ với các sư phụ trong chùa. Anh cũng dành thời gian để đọc sách, luyện thư pháp, bơi lội, chia sẻ về cuộc sống trong chùa lên Internet. Nhiều người đã để lại bình luận bày tỏ mong ước có công việc ít áp lực nhịp sống chậm rãi như Zhao.

Cũng theo chàng trai này, mức lương của anh không cao như lời đồn, chỉ khoảng 6.000 NDT. Nhưng xét về khối lượng công việc, anh cảm thấy như vậy là ổn.

Vào chùa làm việc để "trốn thoát" thực tại

Đầu năm 2022, thông tin nhiều thạc sĩ của Đại học Bắc Kinh từ chức để làm việc trong các ngôi chùa làm nổ ra những cuộc thảo luận không hồi kết. Với những người trẻ chọn công việc này, đó là trải nghiệm mới lạ, khác hoàn toàn môi trường trước đây của họ. “Thế giới bên ngoài quá nhanh. Tôi quyết định chẳng nghĩ gì về việc sẽ ở đây bao lâu nữa”, một bình luận cho hay.

Giới trẻ Trung Quốc khao khát vào chùa làm việc: Lương tháng hơn 30 triệu đồng, tỷ lệ 1 chọi 1.000, thạc sĩ đại học top đầu cũng nộp đơn ứng tuyển - Ảnh 4.

Tuy vậy, Zhao Liangui vẫn không thể thoát khỏi guồng quay xã hội. Anh xin nghỉ việc sau hơn 1 năm. Zhao trở về quê để mong muốn có thu nhập tốt hơn để trả nợ cho bố mẹ. Anh nhận ra mình cũng không thể sống trong chùa cả đời được.

Sau khi rời chùa, Zhao làm việc ở vị trí creative planner trong một công ty quan hệ công chúng. Năm 2017, ngành công nghiệp Internet phát triển nhanh chóng và mức lương của Zhao Liangui cũng tăng theo. Anh phải đi công tác nhiều hơn, làm thêm giờ và thức khuya, khác hẳn với cuộc sống quy củ, chậm rãi trong chùa.

Giới trẻ Trung Quốc khao khát vào chùa làm việc: Lương tháng hơn 30 triệu đồng, tỷ lệ 1 chọi 1.000, thạc sĩ đại học top đầu cũng nộp đơn ứng tuyển - Ảnh 5.

Zhao Liangui khi làm việc tại chùa Lĩnh Ân. Ảnh: Toutiao

Khi được hỏi về suy nghĩ của anh về xu hướng người trẻ tuổi tìm đến công việc ở chùa hiện nay, Zhao cho biết: “Công việc trong chùa được quan tâm là bởi nó hiếm, bí ẩn và do nhiều người muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Con người đang coi những ngôi đền là nơi để ẩn náu khỏi thế giới. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, cuộc sống không đủ thoải mái, không muốn giải quyết các mối quan hệ, bạn sẽ muốn trốn vào chùa”.

Làm việc trong chùa sẽ giúp bạn sống chấm lại, ít căng thẳng hơn mà vẫn đảm bảo nguồn thu nhập ổn định. Đồng thời có thời gian của riêng mình, học hỏi và khám phá nhiều điều mới mẻ, giống như “gap year” phiên bản Trung Quốc. Nhiều người hy vọng tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống trong đền chùa.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...