2 năm nữa Baltic sẽ bị phong tỏa, Kaliningrad bị bao vây?
Giai đoạn 2027-2030, chuyên gia nói kịch bản biển Baltic bị phong tỏa, hành lang Suwalki bị cắt đứt, vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga là Kaliningrad sẽ bị NATO bao vây.
![]() |
Trong tương lai, Nga sẽ bị cắt đứt một hành lang đến vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad trong một thời gian.
Quan điểm này được đưa ra bởi người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu xung đột quân sự và chính trị Andrei Klintsevich.
Theo ông, trong hai đến năm năm tới, NATO sẽ tích tụ lực lượng và sẽ cố gắng kích động một cuộc chiến tranh với Nga, sau một vụ khiêu khích có liên quan đến Kaliningrad hoặc một vụ va chạm nào đó trên biển Baltic.
Trong kịch bản leo thang của NATO, trong giai đoạn 2027-2030, các nước phương Tây đã đạt được sự sẵn sàng hoạt động sau khi tăng ngân sách quốc phòng.
Với ngân sách quốc phòng hiện đã phân bổ khoảng 3,5% GDP cho chi tiêu quân sự và 1,5% cho cơ sở hạ tầng, sẽ có khoảng 60% được đầu tư cho các hệ thống phòng không, NATO cho là họ đã có đủ lực để đối đầu với Nga.
Klintsevich đã phác thảo kịch bản về một hành động khiêu khích có thể xảy ra của NATO là các nước phương Tây sẽ khiêu khích Nga thông qua Kaliningrad hoặc một sự cố va chạm trên biển.
Sau đó, đảo Gotland (đảo lớn nhất Thụy Điển) trở thành một “tàu tuần dương trên biển” không thể chìm, các hệ thống phòng không và tên lửa chống hạm được chuyển đến hòn đảo này bởi người Thụy Điển và NATO.
Thêm vào đó, các quốc gia Baltic như Estonia và đất nước Bắc Âu Phần Lan tạo ra một nhóm phòng thủ chung.
Để đối phó với thực trạng này, Nga sẽ chặn lưu thông hàng hải của tàu dân sự từ St. Petersburg và Kaliningrad.
Sau đó, Moscow sẽ đưa ra tối hậu thư, nhưng NATO không đồng ý và quân Nga bắt đầu cắt một hành lang vật lý qua hành lang Suwalki (nằm trên biên giới Litva và Ba Lan, nối Belarus với Kaliningrad), nơi NATO hiện đang tích cực triển khai quân và xây dựng các công trình kỹ thuật.
Khi đó, phương Tây sẽ lớn tiếng cáo buộc Nga khiêu khích, sau đó NATO sẽ cố gắng thực hiện một số cuộc tấn công tên lửa lớn và tấn công bằng bom.
Theo Klintsevich, mục tiêu của hành động như vậy của NATO không phải là đánh chiếm lãnh thổ của Nga, mà chú trọng vào việc kích động bất ổn nội bộ ở Liên bang Nga, thay đổi chế độ chính trị hoặc tạo điều kiện chia cắt Liên bang Nga thành nhiều phần riêng biệt.
Điều đáng chú ý là quan điểm của chuyên gia Klintsevich đã nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia khác. Họ cũng chỉ ra rằng, một cuộc đối đầu có thể xảy ra giữa Nga và NATO sẽ bắt đầu ở vùng Baltic.
Đặc biệt, vài ngày trước, phó chủ tịch Hiệp hội các nhà ngoại giao Nga-Ả rập, cựu Đại sứ Nga tại Ả Rập Saudi là ông Andrei Baklanov cho biết, phương Tây đang ấp ủ kế hoạch kiểm soát biển Baltic, phong tỏa Kaliningrad và thậm chí là chiếm đóng St. Petersburg.