Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tín hiệu xấu ở nhóm cổ phiếu ngân hàng

Hiện tại, lãi suất liên ngân hàng đang tăng rất mạnh. Khi chi phí đầu vào tăng lên mà room tín dụng lại chưa đạt kỳ vọng thì triển vọng của ngân hàng trong quý IV nhiều khả năng sẽ không được tốt vì vậy mọi người nên cân nhắc để hạ tỷ trọng. Đây hoàn toàn không phải là tín hiệu tích cực cho thị trường, đặc biệt khi dòng ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu yếu đi.

Thị trường vừa trải qua một tuần biến động khá mạnh với việc VN-Index có sự điều chỉnh lớn, "gãy" hai phiên và sau đó quay xe tương đối ấn tượng. Điều này cho thấy lực cầu vẫn đang hiện hữu, ít nhất là trong ngắn hạn vì vậy mọi người có thể kỳ vọng thị trường sẽ quay lại test mức 1.270 điểm.

Tuy nhiên, nhiều nhóm ngành đã bắt đầu có dấu hiệu suy yếu như chứng khoán hay ngân hàng. Đây là các nhóm giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với thị trường cho nên nhà đầu tư phải hết sức thận trọng ở thời điểm này. Sau những biến động bán của tuần trước, VN-Index đã tích nền và sau đó gãy xuống rồi hồi phục trở lại vì vậy nhịp quan sát trong tuần này sẽ cực kỳ cần thiết.

Tín hiệu xấu ở nhóm cổ phiếu ngân hàng

Trong chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích, CTCP Chứng khoán Nhất Việt cho rằng, nếu nhịp hồi phục yếu ớt, không mạnh mẽ, không thể vượt đỉnh dứt khoát thì đây có thể là rủi ro lớn với thị trường, đặc biệt là trong ngắn hạn. Tháng 9 dự kiến sẽ diễn ra một số sự kiện vĩ mô cũng như quốc tế lớn, điều này nhiều khả năng sẽ tạo áp lực lên nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán.

Trong trường hợp Fed tăng lãi suất, tỷ giá của Việt Nam sẽ gặp khó khăn lớn khiến nguy cơ Việt Nam Đồng bị mất giá là khá cao. Nếu ngân hàng nhà nước muốn giữ sức mạnh của đồng tiền Việt thì các chính sách tiền tệ sẽ phải được đưa ra và điều này có thể tác động phần nào đến dòng tiền ở trên thị trường.

Tín hiệu xấu ở nhóm cổ phiếu ngân hàng
Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích, CTCP Chứng khoán Nhất Việt

Hiện tại, nền kinh tế Mỹ đang chịu mức lạm phát lên tới gần 9% và kể cả có giảm xuống 2%-3% thì con số vẫn sẽ rơi vào mức 6%-7%. Với mức lạm phát cao như vậy, chính sách nới lỏng không thể diễn ra ngay lập tức bởi mục tiêu của Fed là đưa lạm phát của Mỹ trong năm 2023 về mức khoảng 2%-3%.

Điều này sẽ tạo áp lực lên thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là các thị trường như Việt Nam khi ta đang có nhiều hoạt động xuất, nhập khẩu cùng với những dòng vốn đầu tư từ nước ngoài. Một số chỉ báo ngắn hạn mà ta có thể quan sát như chỉ báo về lợi suất trái phiếu, chỉ báo về Dollar Index hay chỉ báo về lãi suất liên ngân hàng.

Hiện tại, lãi suất liên ngân hàng đang tăng rất mạnh. Khi chi phí đầu vào tăng lên mà room tín dụng lại chưa đạt kỳ vọng thì triển vọng của ngân hàng trong quý IV nhiều khả năng sẽ không được tốt vì vậy mọi người nên cân nhắc để hạ tỷ trọng. Đây hoàn toàn không phải là tín hiệu tích cực cho thị trường, đặc biệt khi dòng ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu yếu đi.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành ngân hàng mới hoàn thành khoảng 51% kế hoạch lợi nhuận và nửa cuối năm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc nới room tín dụng. Tuy nhiên, nới room tín dụng hiện nay đang không được như kỳ vọng trong khi chi phí đầu vào lại tăng lên. Điều này tạo áp lực lên NIM của ngân hàng, gây khó khăn lớn trong việc đạt chỉ tiêu lợi nhuận cuối năm.

Với nhóm bất động sản, những doanh nghiệp tốt, có khả năng trả nợ, tình hình tài chính ổn định, có dự án sẵn sàng để bán thì đó vẫn sẽ là những doanh nghiệp đáng được quan tâm. Bên cạnh bất động sản, nhóm xây dựng và đầu tư công cũng là các nhóm đang có dấu hiệu tương đối tích cực. Ngoài ra, ngành bán lẻ cũng tăng rất mạnh. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục và ngành hàng hoá dịch vụ đã ghi nhận nhiều tín hiệu vô cùng tích cực.

Về mặt vĩ mô, với tình hình nội tại của kinh tế Việt Nam, CPI được dự báo sẽ giữ ở mức dưới 4% nhưng trong ngắn hạn, đặc biệt là 2-3 tháng cuối năm thì CPI nhiều khả năng sẽ vượt lên khi chi phí giáo dục - một trong những cấu phần lớn của CPI bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh.

Dựa vào tổng cầu của Việt Nam, mức tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ của ngành bán lẻ vẫn là mức tăng khá ấn tượng so với các ngành khác.

Những nhóm ngành như dịch vụ hay điện đều là những nhóm có tỷ lệ cổ phiếu giao dịch trôi nổi trên thị trường tương đối ít, vì vậy chỉ cần một dòng tiền không quá lớn là đã có thể giúp cổ phiếu tăng giá. Tuy nhiên, với các cổ phiếu mà có tỷ lệ floating lớn thì để đẩy giá lên sẽ phải cần rất nhiều tiền.

Việt Hoàng

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...