Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy mô tài sản các ngân hàng cuối 2022: MB dẫn đầu khối tư nhân, Vietcombank đã lớn còn đứng đầu hệ thống về tốc độ tăng trưởng

Tổng tài sản của BIDV, Vietcombank, VietinBank đã vượt mốc 5,7 triệu tỷ đồng, tăng 22% so với cuối năm trước, nhanh hơn so với mức tăng trưởng chung (19,24%) của toàn ngành.

 

Quy mô tài sản các ngân hàng cuối 2022: MB dẫn đầu khối tư nhân, Vietcombank đã lớn còn đứng đầu hệ thống về tốc độ tăng trưởng - Ảnh 1.

Theo báo cáo tài chính của 28 ngân hàng đã công bố báo cáo đến thời điểm này, tổng tài sản của các nhà băng đã đạt hơn 12,7 triệu tỷ đồng, tăng 17,07% so với đầu năm.

Trong đó, top 10 nhà băng có quy mô tài sản lớn nhất đang nắm giữ 9,97 triệu tỷ đồng, tương ứng với 77,5% tổng tài sản các ngân hàng được thống kê.

BIDV, Vietcombank, VietinBank vẫn đang đứng đầu bảng xếp hạng với tổng tài sản hơn 5,74 triệu tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm và chiếm gần 1 nửa tổng tài sản của các nhà băng (44,68%).

Trong đó, BIDV có quy mô tài sản lớn nhất với hơn 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 20,37% so với năm trước.

Cho vay khách hàng là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tài sản của ngân hàng này. Theo đó, khoản này chiếm tỷ trọng hơn 70% tổng tài sản, đóng góp hơn 167 nghìn tỷ vào việc mở rộng quy mô bảng cân đối kế toán của nhà băng này.

Vietcombank theo sau với khối tài sản hơn 1,81 triệu tỷ, tăng 28,21% so với đầu năm. Đây cũng là nhà băng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất trong 28 nhà băng được khảo sát. Ba động lực chính giúp tài sản Vietcombank mở rộng mạnh mẽ đến từ: 1) Cho vay khách hàng; 2) Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác và 3) Tiền gửi tại NHNN.

Xếp thứ 3 là VietinBank . Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của nhà băng này là gần 1,81 triệu tỷ, tăng 18,13% so với đầu năm. Đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng tài sản của nhà băng này là khoản cho vay khách hàng (tăng hơn 144 nghìn tỷ) cùng tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác (tăng hơn 93 nghìn tỷ).

Ở khối ngân hàng tư nhân, MB đứng đầu với khối tài sản trị giá hơn 729 nghìn tỷ, tăng trưởng gần 20% so với đầu năm. Quy mô bảng cân đối kế toán của nhà băng này được mở rộng chủ yếu nhờ 2 nhân tố là cho vay khách hàng (đóng góp hơn 97 nghìn tỷ vào đà tăng trưởng) và chứng khoán đầu tư (tăng hơn 30,7 nghìn tỷ).

Techcombank theo sau với quy mô tài sản gần 700 nghìn tỷ, tăng 22,91% so với đầu năm. Cho vay khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 60% tổng tài sản) và là động lực chính thúc đẩy tài sản của nhà băng này (đóng góp hơn 70 nghìn tỷ vào tăng trưởng tài sản).

5 ngân hàng còn lại trong top 10 ngân hàng có tài sản lớn nhất là VPBank (tài sản hơn 631 nghìn tỷ); ACB (~608 nghìn tỷ); Sacombank (592 nghìn tỷ); Cuối cùng là SHB HDBank khi ghi nhận con số này lần lượt là 551,4 và 416,3 nghìn tỷ.

Về mặt tăng trưởng, thống kê cho thấy có 18/28 ngân hàng có tăng trưởng tài sản trên 10%. Trong đó, 5 ngân hàng có tốc độ mở rộng quy mô tài sản nhanh nhất đều ghi nhận con số này trên 20%.

Cụ thể 5 nhà băng này là Vietcombank (28,21%); Techcombank (22,91%); NCB (21,77%); PGBank (20,9%) và BIDV (20,37%).

Một số ngân hàng như MB và BaoVietBank cũng có tốc độ tăng trưởng tài sản áp sát 20%. Cụ thể 2 nhà băng này lần lượt ghi nhận chỉ tiêu này là 19,99% và 19,57%.

Theo các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng tài sản của các ngân hàng năm nay nhìn chung có cao hơn so với mọi năm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc hạn mức tăng trưởng tín dụng lên đến 14,5% cao hơn so với mức 10-12% thường thấy trong nhiều năm trở lại đây.

Quy mô tài sản các ngân hàng cuối 2022: MB dẫn đầu khối tư nhân, Vietcombank đã lớn còn đứng đầu hệ thống về tốc độ tăng trưởng - Ảnh 2.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...