|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 42]: Chính sách mới về điện hạt nhân

Hồi cuối tháng 12/2022, Hội đồng chuyên gia Tiểu ban Năng lượng Nguyên tử của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã đồng ý với hướng dẫn của chính sách điện hạt nhân với trọng tâm tái thiết các nhà máy đã quyết định tháo dỡ, cũng như đẩy mạnh việc phát triển, xây dựng các nhà máy điện hạt nhân thế hệ tiếp theo với độ an toàn được nâng cao.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 42]: Chính sách mới về điện hạt nhân | Tạp chí Năng  lượng Việt Nam

Sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của TEPCO, chính sách điện hạt nhân đã trải qua một sự thay đổi lớn, bao gồm cả việc xây dựng lại các nhà máy điện hạt nhân, điều mà Chính phủ trước đây chưa nghĩ đến.

Cuối tháng 8/2022 sau khi Thủ tướng Fumio Kishida chỉ đạo tại cuộc họp Thực hiện chuyển đổi xanh (GX), Tiểu ban đã hoàn thành việc thảo luận sau 5 cuộc họp. Bản hướng dẫn sơ bộ này sẽ được nhóm chuyên gia khác báo cáo tại cuộc thảo luận về chính sách năng lượng tổng thể và sau đó sẽ được quyết định chính thức thành chính sách của Chính phủ tại cuộc họp Thực hiện chuyển đổi xanh sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. Thời gian vận hành thực tế của các nhà máy điện hạt nhân hiện tại cũng sẽ được phép vượt quá 60 năm.

Hướng dẫn này chủ yếu tuân theo dự thảo định hướng chính sách điện hạt nhân và kế hoạch hành động do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp trình lên Tiểu ban Năng lượng Nguyên tử vào tháng 11/2022, nhưng chưa có thời gian thực hiện cụ thể nên vẫn gọi là “Hướng dẫn”.

Tại cuộc họp vào ngày 8/11, có một số ý kiến từ các thành viên “Loại bỏ điện hạt nhân” cho biết: “Hướng dẫn là giải pháp lâu dài và là cuộc thảo luận vội vàng”. Nhưng đại đa số các thành viên khác ủng hộ khôi phục điện hạt nhân nhằm thực hiện cung cấp năng lượng ổn định và tiến tới xã hội không carbon.

Đối với việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, trong bản hướng dẫn nêu rõ “trước hết là mục tiêu thay thế cho các nhà máy điện hạt nhân đã được quyết định tháo dỡ”, còn việc mở rộng xây mới, đang dừng lại ở mức “sẽ được xem xét dựa trên tình hình sau này” khi nắm rõ tình hình tái khởi động nhà máy ở các địa phương.

Về việc xây dựng thay thế cho các nhà máy điện hạt nhân được quyết định tháo dỡ, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp giải thích: “Chúng tôi sẽ không xây dựng trên nền cũ, mà ở một nền móng mới trong cùng địa điểm nhà máy điện hạt nhân”.

Các ứng viên tiềm năng (bao gồm lò phản ứng nước nhẹ cải tiến, lò phản ứng mô-đun nhỏ - SMR và lò phản ứng làm mát bằng khí ở nhiệt độ cao ở các nhà máy điện hạt nhân hiện có).

Ngoài ra, thời gian vận hành của các nhà máy điện hạt nhân hiện tại được quy định dài nhất là 60 năm. Tuy nhiên, nếu nhà máy bị dừng do yêu cầu kiểm tra an toàn của Cơ quan pháp quy thì thời gian này sẽ không tính vào thời gian vận hành của nhà máy, mà lấy thời gian vận hành thực tế là 60 năm.

Ví dụ, nếu thời gian ngừng hoạt động kéo dài trong 10 năm, thì nhà máy có thể vận hành tới 70 năm, điều này sẽ dẫn đến việc “kéo dài tuổi thọ” của các nhà máy điện hạt nhân hiện có.

Trong phần thảo luận của tiểu ban về thời hạn hoạt động, đa số ý kiến ​​cho rằng: Nên bãi bỏ quy định “về nguyên tắc là 40 năm, tối đa là 60 năm” để hiện thực hóa một xã hội không carbon. Trước ý kiến lo ngại của các chính quyền địa phương về việc kéo dài thời gian vận hành của các nhà máy điện hạt nhân cũ, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đã đề xuất cho phép thời gian vận hành thực tế trên 60 năm (tại cuộc họp vào cuối tháng 11/2022) trong khi vẫn duy trì quy định hạn chế về thời gian vận hành.

Khi đó cũng đã có tuyên bố sẽ “rà soát khi cần thiết”, nhưng trong đề xuất sửa đổi lần này nêu rõ: “Sau khi có cơ chế và thực hiện một thời gian, chắc chắn sẽ xem xét lại khi cần thiết”. Và các sửa đổi trong tương lai đang trở nên rõ ràng.

Chủ trương cũng nêu ra việc Chính phủ sẽ đi đầu trong việc tái xử lý, sử dụng và quyết định các địa điểm xử lý cuối cùng cho nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp sẽ báo cáo với Hội đồng Thực hiện Chuyển đổi xanh của Chính phủ Nhật (do Thủ tướng Kishida làm Chủ tịch), dựa trên các cuộc thảo luận tại Tiểu ban Chính sách Cơ bản (gồm các chuyên gia giải quyết chính sách năng lượng tổng thể). Chính phủ Nhật Bản cũng đã có kế hoạch đệ trình một dự luật sửa đổi các luật liên quan cần thiết để kéo dài thời gian vận hành tại phiên họp thường kỳ của Quốc hội.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết