Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

5 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam chảy về những địa phương nào ?

Tính đến 20/02/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào Việt Nam đạt gần 5 tỷ USD.

Cho đến 20/02/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt gần 5 tỷ USD, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 2,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính lũy kế đến ngày 20/02/2022, cả nước có 34.700 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 418,8 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 254,3 tỷ USD, bằng 60,7% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Đến 20/02/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 2,7 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Các ĐTNN đầu tư vào 39 tỉnh, thành phố trên cả nước. Những gương mặt tiêu biểu được chọn mặt gửi vàng bao gồm Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Nghệ An, Long An...

Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 7,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Vốn đầu tư vào Bắc Ninh tăng mạnh do có dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ Vsip Bắc Ninh (Singapore) điều chỉnh vốn thêm gần 941 triệu USD.

Tại đây còn có dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện đầu tư bởi nhà đầu tư Hong Kong (Trung Quốc). Công ty TNHH Goertek, một trong ba nhà cung ứng cho lớn cho Apple tại Việt Nam vừa được điều chỉnh tăng vốn đầu tư dự án này tại Bắc Ninh, nâng tổng mức vốn từ 260 triệu USD lên 306 triệu USD (tương đương hơn 7.000 tỷ đồng).

Tại đây còn có dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện đầu tư nhà đầu tư Hong Kong (Trung Quốc). Công ty TNHH Goertek, một trong ba nhà cung ứng cho lớn cho Apple tại Việt Nam vừa được điều chỉnh tăng vốn đầu tư dự án này tại Bắc Ninh, nâng tổng mức vốn từ 260 triệu USD lên 306 triệu USD (tương đương hơn 7.000 tỷ đồng).

5 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam chảy về những địa phương nào ?  - Ảnh 1.

Thái Nguyên mặc dù không thu hút được dự án mới, xong với 2 dự án điều chỉnh vốn quy mô lớn, Thái Nguyên xếp thứ hai với số vốn FDI vào tỉnh gần 924 triệu USD trong dự án Công ty TNHH Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Hàn Quốc).

Cụ thể dự án Samsung Electro-Mechanics Việt Nam được đăng ký đầu tư từ 2013 với vốn đăng ký ban đầu 1,2 tỷ USD. Sau 7 lần điều chỉnh vốn, đến năm 2020, dự án đã nâng lên 1,35 tỷ USD. Do số vốn đã được giải ngân hết, Samsung quyết định tăng vốn. Đầu năm nay số vốn đăng ký thêm lên đến 924 triệu USD.

Hà Nội đứng thứ 3 về thu hút vốn FDI với tổng vốn lên đến hơn 487 triệu USD, gồm có 91 dự án.

Nghệ An xếp thứ tư dù chỉ có 2 dự án tăng vốn 400 triệu USD. Trong đó tiêu biểu là dự án nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện của Tập đoàn Goertek (Hong Kong, Trung Quốc) tại Khu công nghiệp WHA ở Nghệ An, được điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 260 triệu USD.

Ngoài ra, tại Phú Thọ, dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (JNTC - Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 163 triệu USD.

Ngoài ra, tại Bình Định, Tập đoàn Kurz (Đức) đã nhận chứng nhận đăng ký đầu tư để triển khai xây dựng nhà máy chuyên sản xuất nhũ và màng mỏng công nghệ cao tại Khu công nghiệp Becamex VSIP. Dự án có vốn đầu tư 40 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động giữa năm 2023.

Xét về số lượng dự án, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn là địa phương đứng đầu trong thu hút ĐTNN dựa trên những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...