Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tết của Gen Z và những áp lực riêng

Không chỉ gói gọn trong việc sum họp gia đình, tết của các gen Z đang đi làm còn là cơ hội để họ thể hiện bản thân, kết nối với cộng đồng và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên bên cạnh khoảnh khắc sum vầy, các gen Z cũng đối mặt với nhiều áp lực “không tên”.

Bài toán cân bằng thời gian cho gia đình và công việc

Với nhiều bạn trẻ làm việc bán thời gian, Tết đến đồng nghĩa với áp lực công việc gia tăng. Nguyễn Minh Hương, nhân viên part-time tại một quán ăn ở Mỹ Đình, chia sẻ: “Dù chỉ là làm thêm, công việc vẫn ảnh hưởng khá nhiều đến kế hoạch đón Tết. Quán ăn thường rất đông khách vào dịp cuối năm, đặc biệt là giáp Tết. Mình phải làm việc nhiều hơn, thời gian rảnh để mua sắm, chuẩn bị quà cáp cũng ít hơn”.

Bên cạnh việc thiếu thời gian, cân bằng giữa công việc và các hoạt động chuẩn bị cho Tết cũng đang là khó khăn với nhiều bạn trẻ. “Việc cân bằng giữa công việc và chuẩn bị Tết khá khó khăn, đặc biệt là về mặt thời gian. Mình thường phải lên kế hoạch chi tiết cho từng việc, tranh thủ thời gian rảnh để làm.

Bài toán chi tiêu dịp tết khiến nhiều bạn trẻ phải lập kế hoạch thật hợp lý

Bài toán chi tiêu dịp tết khiến nhiều bạn trẻ phải lập kế hoạch thật hợp lý

Dù vất vả nhưng mình đành phải cố gắng trong dịp cao điểm để kiếm thêm thu nhập. Sau Tết, mình sẽ lập lại thời gian biểu và dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập cũng như phát triển các kỹ năng cá nhân”, Nguyễn Minh Hương chia sẻ.

Cũng là một bạn trẻ hiện đang sinh sống và học tập, với Văn Gia Linh ở Cầu Giấy, Hà Nội, một barista tại quán cà phê, công việc hiện tại không gây nhiều áp lực lên kế hoạch đón Tết. Linh chia sẻ: “Công việc hiện tại của mình không có ảnh hưởng gì nhiều tới kế hoạch chuẩn bị Tết. Điều này tạo thuận lợi cho mình trong việc sắp xếp thời gian cho gia đình và bạn bè. Theo mình, quan trọng nhất là mấy ngày nghỉ vì mình muốn dành thời gian này cho gia đình nhiều hơn”.

Quan điểm này thể hiện rõ nét giá trị gia đình trong văn hóa Tết truyền thống của người Việt, đặc biệt là với người trẻ. Linh cũng chia sẻ về những hoạt động truyền thống của gia đình trong dịp Tết: “Mình sẽ về quê thăm và chúc tết ông bà, sau đó sẽ cùng gia đình gói bánh chưng, trang trí nhà cửa, đưa mẹ đi chợ mua sắm Tết. Đêm 30, mình cũng sẽ phụ mẹ chuẩn bị mâm cơm canh để cúng thời khắc Giao thừa… Dù vậy, có mấy ngày nghỉ, việc cân bằng thời gian dành cho gia đình, bạn bè và công việc cũng sẽ khiến mình phải suy nghĩ để cân bằng sao cho phù hợp nhất”

Cân bằng thời gian để đón Tết cùng gia đình là điều khá căng thẳng với những Genz bận rộn

Cân bằng thời gian để đón Tết cùng gia đình là điều khá áp. lực với những Genz bận rộn

Có thể nói, đây là vấn đề chung của nhiều người trẻ khi muốn dành thời gian cho tất cả những người thân yêu trong dịp Tết.

Áp lực với gia đình trẻ

Khác với những người trẻ độc thân có thể thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ, với những người đã lập gia đình, đặc biệt là có con nhỏ, Tết đến mang theo nhiều áp lực hơn, đặc biệt là về mặt tài chính. Chị Hiền Dương, 29 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ những nỗi lo lắng thường trực mỗi dịp Tết đến: “Từ ngày lấy chồng, hầu như Tết nào tôi cũng chỉ xoay quanh nhà chồng và con cái. Nếu như lúc chưa kết hôn, sự lo lắng của tôi là thời gian nào dành cho công việc, bạn bè và gia đình thì hiện tại, tôi luôn phải nghĩ sao cho chu toàn giữa 2 bên nội ngoại. Rồi tiền lì xì cho hai bên gia đình, mua sắm đồ cho gia đình, sắp xếp sinh hoạt cho các con…” Đây là những khoản chi tiêu không hề nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khiến nhiều người trẻ cảm thấy áp lực. Việc cân đối thu chi sao cho vừa đủ các khoản, từ quà biếu người thân đến sắm sửa cho gia đình nhỏ, trở thành một bài toán khó đối với nhiều cặp vợ chồng trẻ.

Những vấn đề như: chi tiêu dịp Tết, Tết về nội hya ngoại... luôn khiến nhiều gia đình trẻ bất hoà (Ảnh minh hoạ)

Những vấn đề như: chi tiêu dịp Tết, Tết về nội hay ngoại... luôn khiến nhiều gia đình trẻ bất hoà (Ảnh minh hoạ)

Vợ chồng anh Hoàng Văn Tuấn ở quận Long Biên mới cưới được 3 tháng. Tết năm nay, gia đình anh Tuấn không lo về kinh tế và công việc mà lại này sinh ra tranh cãi về nhà ai ăn Tết. “Vừa cưới nhau, tết đầu tiên, tôi nghĩ nên ở nhà chồng là hợp lý, vì thế thôi khuyên vợ mình là ở lại ăn Tết, năm sau sẽ về nhà ngoại. Tuy nhiên vơ tôi chưa đồng ý, cô ấy đang yêu cầu ngày tết vợ về nhà ngoại, còn chồng ở nhà nội. Chúng tôi vẫn đang tranh cãi, chưa đưa ra quyết định cuối cùng”.

Tết vốn là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình. Tuy nhiên, với nhiều người trẻ, Tết lại trở thành một gánh nặng. Việc thấu hiểu và chia sẻ những áp lực này là vô cùng quan trọng để giúp các gia đình trẻ có một cái Tết trọn vẹn và ý nghĩa hơn. Thay vì đặt nặng vấn đề vật chất, hãy tập trung vào những giá trị tinh thần, những khoảnh khắc sum vầy bên gia đình.

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...