Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Toàn cảnh quốc lộ 22 đoạn qua TPHCM trước khi được chi hơn 3.600 tỉ đồng mở rộng

Quốc lộ 22 là tuyến đường kết nối TPHCM đi Tây Ninh, Campuchia nên có mật độ xe cao, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm hay dịp lễ, Tết.

Tại kỳ họp sáng ngày 19.9, HĐND TPHCM đã thông qua việc đầu tư 5 tuyến đường trên địa bàn thành phố theo hình thức BOT từ cơ chế của Nghị quyết 98 với tổng kinh phí hơn 37.000 tỉ đồng, trong đó có dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương - đường Vành đai 3 TPHCM.

Tại kỳ họp sáng ngày 19.9, HĐND TPHCM đã thông qua việc đầu tư 5 tuyến đường trên địa bàn thành phố theo hình thức BOT từ cơ chế của Nghị quyết 98 với tổng kinh phí hơn 37.000 tỉ đồng, trong đó có dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương - đường Vành đai 3 TPHCM.

đi qua các địa phương bao gồm phường Tân Chánh Hiệp (quận 12), xã Bà Điểm, xã Xuân Thới Đông, xã Trung Chánh, xã Tân Xuân, thị trấn Hóc Môn, xã Xuân Thới Sơn, xã Tân Thới Nhì và xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn).

Quốc lộ 22 đoạn này có chiều dài khoảng 9,1 km, đi qua các địa phương gồm: phường Tân Chánh Hiệp (Quận 12), xã Bà Điểm, xã Xuân Thới Đông, xã Trung Chánh, xã Tân Xuân, thị trấn Hóc Môn, xã Xuân Thới Sơn, xã Tân Thới Nhì và xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn).

Ngã tư An Sương giáp quận 12 và huyện Hóc Môn là điểm đầu của dự án mở rộng Quốc lộ 22. Đây là nơi giao giữa các Quốc lộ 1, 22, đường Trường Chinh. Các tuyến này có mật độ xe dày đặc, nhất là ôtô trọng tải lớn do là trục huyết mạch kết nối phía Tây Bắc thành phố với khu trung tâm.

Ngã tư An Sương giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn là điểm đầu của dự án mở rộng Quốc lộ 22. Đây là nơi giao giữa các Quốc lộ 1, 22, đường Trường Chinh. Các tuyến này có mật độ xe dày đặc, nhất là ôtô trọng tải lớn do là trục huyết mạch kết nối phía Tây Bắc thành phố với khu trung tâm.

Quốc lộ 22 đoạn này có chiều dài khoảng 9,1 km. Theo kế hoạch, tuyến sẽ được mở rộng lên gần 40 m với tổng vốn dự kiến là 3.609 tỉ đồng, trong đó 2.409 tỉ đồng dành cho giải phóng mặt bằng.

Theo kế hoạch, tuyến sẽ được mở rộng lên gần 40 m với kinh phí khoảng 3.609 tỉ đồng. Ngân sách TPHCM tham gia đầu tư với tỉ lệ 67% để giải phóng mặt bằng với kinh phí 2.409 tỉ đồng, doanh nghiệp tham gia 33% để xây lắp (1.200 tỉ đồng). Dự án được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – chuyển giao – kinh doanh) trong giai đoạn 2023 – 2030.

TPHCM đã đầu tư nút giao An Sương thành 3 tầng để giải quyết điểm ùn tắc, song sự quá tải, chật hẹp của Quốc lộ 22 đoạn qua Hóc Môn, Củ Chi khiến tình trạng quá tải chưa được cải thiện.

Hiện tại, tuyến đường này đang rơi vào tình trạng quá tải, nhất là đối với hướng từ Hóc Môn vào trung tâm TPHCM. Mặc dù TPHCM đã đầu tư nút giao An Sương thành 3 tầng để giải quyết điểm ùn tắc, song tình trạng kẹt xe tuyến cửa ngõ vẫn chưa được khắc phục.

Ghi nhận của Lao Động chiều 25.9, phương tiện dày đặc, chậm chạp di chuyển. Một số ôtô lấn sát lề đường để thoát ùn ứ hoặc rẽ vào các cửa hàng ven đường, làm hàng trăm xe máy phải luồn lách, bóp còi inh ỏi.

Ghi nhận của Lao Động chiều 25.9, hàng loạt phương tiện dày đặc, chậm chạp di chuyển trên tuyến Quốc lộ 22. Một số ôtô lấn sát lề đường để thoát ùn ứ hoặc rẽ vào các cửa hàng ven đường, làm hàng trăm xe máy phải luồn lách, bóp còi inh ỏi.

Ghi nhận của Lao Động chiều 25.9, các phương tiện dày đặc, chậm chạp di chuyển trên ba làn đường mỗi hướng vào trung tâm thành phố.

Tài xế Lê Văn Tân (37 tuổi, ngụ Hóc Môn, TPHCM) cho biết, Quốc lộ 22 là tuyến đường huyết mạch kết nối TPHCM đi Tây Ninh, Campuchia nhưng đã quá tải nhiều năm nay. "Việc lưu thông trên tuyến gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào giờ cao điểm, lễ, Tết" - anh Tân nói.

svdsvv

Nhiều vụ tai nạn thương tâm trên tuyến đường này trong hơn 1 năm qua.

Hiện mỗi bên chỉ có 2 làn ô tô và 1 làn xe máy. Tuyến đường có mật độ xe cao và thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.

Hiện mỗi bên chỉ có 2 làn ôtô và 1 làn xe máy, phía giữa là giải phân cách cứng.

Hàng quán dày đặc trên Quốc lộ 22.

Hàng quán dày đặc trên Quốc lộ 22.

Nhiều đoạn ngập rác thải

Nhiều đoạn trên Quốc lộ 22 ngập rác thải, bốc mùi hôi thối.

Điểm cuối của dự án sẽ giao với tuyến Vành đai 3 TPHCM. Tuyến vành đai 3 TP HCM là một trong những dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của TPHCM, có tổng chiều dài hơn 76 km đi qua 4 địa phương TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Theo kế hoạch, đường vành đai 3 TPHCM sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Điểm cuối của dự án mở rộng Quốc lộ 22 sẽ giao với tuyến Vành đai 3 TPHCM. Sau khi hoàn thành, dự án này sẽ khơi thông cửa ngõ vốn đang là nút thắt giao thông của thành phố suốt nhiều năm qua, giúp cải thiện năng lực vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ và từ TPHCM đi Tây Ninh qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sang Campuchia và các nước khu vực ASEAN.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết