Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Từ Dingtea, Tocotoco đến Phúc Long, Phê La: Thập kỷ của trà sữa đã biến đổi thế nào?

Thời kỳ trước năm 2020 thị trường trà sữa Việt Nam được phủ bóng bởi thương hiệu ngoại nhập với những cái tên như Dingtea, Tocotoco, Gongcha… nhưng đến thời điểm hiện tại doanh nghiệp Việt đã dần dành lại sân nhà.

Từ Dingtea, Tocotoco...

Cách đây 7 năm, 2017 có thể gọi là "năm của trà sữa". Có người còn ví von vui rằng, cứ mở mắt ra là thấy một thương hiệu trà sữa mới xuất hiện. Nhiều con đường trung tâm tại Hà Nội hay Sài Gòn bỗng được mang cái tên "phố trà sữa" với số lượng cửa hàng kinh doanh thức uống này dày đặc chỉ trong vài chục mét đường.

Dingtea là chuỗi trà sữa lớn nhất tại Hà Nội với 80 cửa hàng, và trên cả nước con số đang tiệm cận 200. Xếp sau Dingtea có Tocotoco với các con số tương ứng vào khoảng 66 và 124. (Thông tin update theo website Dingtea và Tocotoco). Còn ở thị trường TPHCM, vị trí dẫn đầu đang thuộc về Hot & Cold, Hoa Hướng Dương và Phúc Long.

Dingtea là chuỗi trà sữa lớn nhất tại Hà Nội với 80 cửa hàng, và trên cả nước con số đang tiệm cận 200.

Dingtea là chuỗi trà sữa lớn nhất tại Hà Nội với 80 cửa hàng, và trên cả nước con số đang tiệm cận 200.

Cơn sốt trà sữa thậm chí còn tác động tới cả thị trường bất động sản ở một số khu vực khi nhu cầu thuê mặt bằng để kinh doanh mặt hàng này gia tăng. Báo cáo của một đơn vị nghiên cứu tại TPHCM cho thấy, giá trị bất động sản ở một số tuyến đường kinh doanh mặt hàng này đã tăng 25-71% so với cùng kỳ năm 2016.

Nhưng kể từ năm 2018, sau thời gian tăng trưởng nóng với hàng nghìn tiệm trà sữa mọc lên khắp nơi, thị trường trà sữa trở nên bão hòa.

Chuyên gia F&B Nguyễn Thái Bình - COO HT House - công ty quản lý và phát triển chuỗi thương hiệu nhà hàng trung và cao cấp - đưa ra nhận định: Khách hàng dần thấy nhàm khi hương vị trà sữa đều na ná nhau, bởi lấy cùng nguồn nguyên liệu nhập khẩu và cách pha chế. Ngoài trà, các thương hiệu chỉ cạnh tranh nhau về sự tiện lợi bằng cách mở cửa hàng nhiều hơn, tiếp theo là các topping.

Đến năm 2019 các thương hiệu trà sữa dần thu hẹp quy mô, nhiều cửa hàng phải trả mặt bằng, tình trạng khách hàng tấp nập trên các phố trà sữa cũng vơi dần.

Sang năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 quét qua khiến cho tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lao đao.

Báo cáo thị trường chuỗi trà sữa của Vietdata cho thấy nhiều thương hiệu trà sữa có kết quả kinh doanh đi lùi trong năm 2023.

Số liệu từ nền tảng cung cấp dữ liệu này cho thấy năm ngoái, Tocotoco có doanh thu thuần đạt gần 380 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2022, tương đương mất khoảng 77,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, lãi sau thuế của chuỗi âm liên tiếp 3 năm, trong đó lỗ lớn nhất là năm 2023, hơn 112 tỷ đồng. Hai năm 2021-2022, mức lỗ lần lượt là hơn 77 tỷ và 54 tỷ đồng.

Còn Ding Tea năm 2023 có doanh thu thuần chỉ 30 tỷ đồng, giảm 35% so với năm 2022, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 80% song chưa đến mức lỗ. Năm 2022, Ding Tea cũng từng có mức tăng trưởng doanh thu tăng trên 35% và lợi nhuận sau thuế cũng theo đó tăng lên đến gần 160%.

Cơn sốt trà sữa tưởng chừng đi vào vùng tối, nhưng thời điểm đó, trà đậm vị trở thành trào lưu, kéo theo sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới của Việt Nam với sản phẩm trà sữa đậm vị, trà Ô Long đậm vị...

Phúc Long, Phê La khiến trà sữa thương hiệu Việt trỗi dậy

Trong số những cái tên “sốt xình xịch” thời điểm bây giờ, kể đến đầu tiên không thể nào thiếu được cái tên Phúc Long. Ngay từ khi ra mắt, Phúc Long đã có thế mạnh nổi bật nhất về sản phẩm có hương vị đậm vị trà nổi trội khác biệt vừa truyền thống, vừa hiện đại.

Phúc Long có thế mạnh nổi bật nhất về sản phẩm có hương vị đậm vị trà nổi trội khác biệt vừa truyền thống, vừa hiện đại.

Phúc Long có thế mạnh nổi bật nhất về sản phẩm có hương vị đậm vị trà nổi trội khác biệt vừa truyền thống, vừa hiện đại.

Đáng chú ý, vào năm 2023 thương vụ Masan thâu tóm Phúc Long là sự kiện M&A được chú ý nhất. Ông Lâm Bội Minh - nhà sáng lập Phúc Long từng chia sẻ rằng với tầm nhìn và quy mô của tập đoàn, Phúc Long sẽ tạo cho mình một lối đi riêng khác biệt. Mục tiêu của ông là Phúc Long sẽ kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, kết hợp với phong cách thưởng thức hiện đại, mang hương vị "trà và cà phê Việt" đến với khách hàng toàn cầu.

Đến thời điểm hiện tại, theo báo cáo của Masan, trong năm 2023, Phúc Long ghi nhận doanh thu 1.535 tỷ đồng. Cuối năm 2023, Phúc Long có 156 cửa hàng ngoài VinCommerce. Năm nay, chuỗi dự kiến đạt 1.790 tỷ đồng đến 2.170 tỷ đồng doanh thu, tương ứng mức tăng 17% đến 41% so với năm trước, dự kiến mở từ 30 đến 60 cửa hàng mới.

Cũng đi cùng phân khúc “trà đậm vị” với Phúc Long, Phê La tập trung vào phát triển và nâng tầm dòng trà Ô Long đặc sản Đà Lạt và mang chúng tiếp cận gần hơn với cộng đồng.

Phê La tập trung vào phát triển và nâng tầm dòng trà Ô Long đặc sản Đà Lạt.

Phê La tập trung vào phát triển và nâng tầm dòng trà Ô Long đặc sản Đà Lạt.

4 năm có mặt trên thị trường, Phê La đã mở 31 cửa hàng (tính đến đầu tháng 9/2024). Tại nhiều cửa hàng, thương hiệu này dành riêng một khu vực nhận khách giới hạn và chỉ bán trà, cà phê nguyên chất pha chế thủ công. Báo cáo của Vietdata cho thấy năm 2023, Phê La đạt doanh thu gần 300 tỷ đồng và khoảng 57 tỷ lợi nhuận. Gần đây, tháng 6/2024 Phê La thông báo mở quán từ 4h -23h để phục vụ các bạn trẻ đi uống trà sữa sáng sớm, đón bình minh thu hút được sự chú ý rất lớn từ những tín đồ trà sữa.

Sau hai cái tên Phúc Long và Phê La, thị trường trà đậm vị cũng nổi lên với nhiều cái tên khác.

Cheese Coffee cũng là một cái tên có sức ảnh hưởng hàng đầu đến giới trẻ. Đến thời điểm hiện tại, Cheese Coffee đã có 16 cửa hàng ở TPHCM và 1 cửa hàng ở Hà Nội.

La Boong được thành lập từ tháng 7/2023, tới nay đã có gần 100 cửa hàng và đặt mục tiêu đến cuối năm nay nâng con số này lên 130-140. Anh Vũ Việt Anh – Nhà sáng lập La Boong chia sẻ: Nguồn nguyên liệu trà tại Việt Nam đang mang tính địa phương hơn. Trước kia, hầu hết các vùng trà tại Việt Nam vẫn chỉ thu hoạch và xuất khẩu thô, chưa sản xuất được thành phẩm để sử dụng pha trà sữa, nên doanh nghiệp lại nhập khẩu ngược lại nguyên liệu từ nước ngoài. Tuy nhiên, hiện một số vùng trồng trà như tại Đà Lạt đã cập nhật công nghệ sản xuất, cho ra thành phẩm là nguyên liệu chuyên dùng cho pha chế trà sữa, trà hoa quả.

La Boong đã có gần 100 cửa hàng và đặt mục tiêu đến cuối năm nay nâng con số này lên 130-140.

La Boong đã có gần 100 cửa hàng và đặt mục tiêu đến cuối năm nay nâng con số này lên 130-140.

Một thương hiệu cũng đang phủ sóng mạnh mẽ với phong cách trà sữa đậm vị là La Si Mi. Chuỗi cũng cho biết nguyên liệu sử dụng là trà tươi từ cao nguyên Lâm Đồng, đặc biệt là Ô long tạo nên những ly trà sữa đúng gu. La Si Mi đã có 37 cửa hàng phủ sóng nhiều nhất ở TP.HCM và các tỉnh thành trọng điểm du lịch từ Đà Nẵng trở vào phía Nam cùng 4 địa chỉ tại Hà Nội.

Chuyên gia F&B Nguyễn Thái Bình chia sẻ về việc đậm vị đang ngày càng phổ biến trên thị trường: "Trend’ sẽ được sinh ra, mở rộng, sau đó mới đến lúc suy tàn để tiếp tục phát triển một chu kỳ mới. Tôi thấy trà sữa đậm vị hiện nay mới ở giai đoạn vừa được sinh ra và nhân rộng."


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết