Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tấp nập giao thương sớm tinh mơ ở chợ hải sản

Từ tháng 8, tháng 9 dương lịch cho tới tháng 3 năm sau được coi là “mùa” đi biển của các ngư dân ở Giao Hải (Giao Thủy, Nam Định). Tuy đánh gần bờ, thời gian ngắn nhưng lượng hải sản ngư dân khai thác được trong mỗi chuyến có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Tấp nập giao thương sớm tinh mơ ở chợ hải sản

Ngư dân kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi. Ảnh: Nguyễn Thúy

Từ 5h sáng, chợ cá bến Giao Hải đã tấp nập tàu thuyền cập bến với những khoang đầy ắp thủy hải sản tươi sống.

 

Ở chợ Giao Hải (Nam Định), mặt hàng luôn đa dạng các loại: Bề bề, ghẹ, tôm, cá… Ảnh: Nguyễn Thúy 

Theo kinh nghiệm của các ngư dân tại đây, bắt đầu từ tháng 8, tháng 9 dương lịch tới tháng 3 năm sau là thời điểm các loại hải sản ven bờ phát triển mạnh. Chính vì vậy, việc đánh bắt chủ yếu là dùng bè mảng hoặc tàu có công suất nhỏ.

Các ngư dân đang tiến gần bờ với những mẻ hải sản tươi ngon. Ảnh: Nguyễn Thúy

Các ngư dân đang tiến gần bờ với những mẻ hải sản tươi ngon. Ảnh: Nguyễn Thúy

“Những con tàu sẽ đi biển khoảng 12 tiếng, trừ 2 tiếng đi về, còn 10 tiếng khai thác hải sản. Thời tiết thuận lợi, mỗi ngày tôi có thể ra khơi 2 chuyến. Hôm nào trúng có khi được cả tạ hải sản”, ông Minh Đông – ngư dân ở Giao Hải cho biết.

Cũng theo ông Đông, ngư dân tại đây chủ yếu đánh bắt gần bờ phục vụ nhu cầu giao thương trong ngày. Sau khi đánh bắt, hải sản sẽ được bán tại chợ cá Giao Hải.

Cảnh mua bán diễn ra tấp nập. Ảnh: Nguyễn Thúy

 Tấp nập người mua, kẻ bán khi những chuyến hải sản trở về. Ảnh: Nguyễn Thúy

Phiên chợ đều đặn họp 2 phiên/ngày, trừ những ngày biển động. Buổi sáng, chợ họp từ khoảng 5 - 7h, buổi chiều từ 13h30 - 15h30 theo giờ những con thuyền đánh bắt hải sản trở về.

 

Nhiều thương lái đã ra tận mép nước thu mua ngay khi thuyền vừa về bến. Ảnh: Nguyễn Thúy

Tương tự, ông Hà Lê – ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt cá hơn chục năm tại bến Giao Hải - cho biết, bến cá có khoảng 1.000 phương tiện đánh bắt các loại. Do trang thiết bị ngày một hiện đại nên lượng hải sản khai thác cũng tăng lên với đa dạng chủng loại như: Bề bề, ghẹ, tôm, cá…

Mỗi loại hải sản chia làm loại 1, loại 2, loại 3 phù thuộc chủ yếu vào kích thước từ lớn đến nhỏ. Ảnh: Nguyễn Thúy

Mỗi loại hải sản chia làm loại 1, loại 2, loại 3 phụ thuộc chủ yếu vào kích thước từ nhỏ đến lớn. Ảnh: Nguyễn Thúy

Mỗi loại còn được chia làm loại 1, loại 2, loại 3 phụ thuộc chủ yếu vào kích thước từ nhỏ đến lớn. Với bề bề, giá loại 1 rơi vào khoảng 120.000 đồng/kg, loại 2 khoảng 100.000 đồng/kg và loại 3 chỉ khoảng 40.000 đồng/kg. Cá bơn, cá đuối giá dao động từ 15.000 - 60.000 đồng/kg.

“Ngày thường, nghề đánh bắt cũng hên xui, ai đỏ thì bắt được nhiều, không thì cũng chẳng có gì. Nhưng vào mùa “đi biển”, ít nhất mỗi chuyến ra khơi ngư dân cũng yên tâm bỏ túi tiền triệu mỗi người”, ông Lê nói.

Hải sản vừa xuống bờ đã được đặt lên cân. Ảnh: Nguyễn Thúy

Hải sản vừa xuống bờ đã được đặt lên cân. Ảnh: Nguyễn Thúy

Cũng theo ông Lê, những mẻ cá, ghẹ, bề bề, mực… được bán sang tay rất nhanh, chủ yếu là bán buôn. Hải sản vừa xuống bờ đã được đặt lên cân rồi được đưa vào các thùng xốp có chứa đá để tỏa đi các chợ.

Ánh sáng từ những chiếc đèn pin nhỏ giúp những người dân phân loại hải sản. Ảnh: Nguyễn Thúy

Ánh sáng từ những chiếc đèn pin nhỏ giúp những người dân phân loại hải sản. Ảnh: Nguyễn Thúy

Chị Nguyễn Thị Hồng - một thương lái - cho biết, sở dĩ tàu, bè vào tới bờ thương lái tranh nhau mua hàng là hải sản tại đây có đặc trưng thịt tươi, thơm ngon.

“Những ngày này tôi gần như túc trực ở bến làng chài cả ngày. Cứ thuyền nào vào là tôi gom hàng để nhập lên các chợ trên thành phố bán. Ngày cao điểm, tôi nhập vài tạ hải sản”, chị Hồng cho hay.


Nguồn:https://laodong.vn/kinh-doanh/tap-nap-giao-thuong-som-tinh-mo-o-cho-hai-san-1152384.ldo Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết