Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

"Tài chính xanh" kiểu HDBank: Giải ngân hơn 4.350 tỷ đồng, tài trợ từ xe điện, điện gió, điện mặt trời, đến bất động sản xanh, nông nghiệp xanh

Trước thách thức và biến động khó lường của bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã chủ động tích hợp các yếu tố môi trường - xã hội - quản trị vào hoạt động quản lý rủi ro hoạt động, quản lý rủi ro tín dụng, lãi suất, thanh khoản và thị trường, hướng đến mục tiêu kinh doanh bền vững, tối đa hóa lợi ích của các bên liên quan.

 

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định 1663/QĐ-NHNN ngày 6/8/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.

Theo NHNN phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh không chỉ là nhiệm vụ mà còn là xu hướng phát triển tất yếu nhằm phù hợp với xu hướng thời đại khi các nền kinh tế, các doanh nghiệp và lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều sẽ và phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất xanh; sản phẩm xanh….

Không nằm ngoài xu thế này, HDBank - Ngân hàng duy nhất trên thị trường 7 năm liên tục duy trì sức hút là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” theo đánh giá của HR Asia từ 2018 đến nay đã tích hợp phát triển bền vững vào chính sách quản lý rủi ro. Quản lý hiệu quả các rủi ro liên quan đến môi trường - xã hội - quản trị góp phần tạo điều kiện cho việc đưa ra quyết định của Ban Lãnh đạo nhằm nắm bắt những cơ hội đến từ những chuyển đổi hướng tới phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu.

Nhằm thúc đẩy một nền kinh tế xanh tại Việt Nam và góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững, HDBank đã tiên phong gắn kết tài chính xanh vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng ưu tiên phát triển tài chính xanh để chuyển dịch nguồn vốn và hoạt động kinh doanh của nền kinh tế từ khu vực nhà nước, tư nhân và phi lợi nhuận sang các lĩnh vực phát triển bền vững. Với mỗi đồng vốn tín dụng xanh nhận được, Ngân hàng đảm bảo sử dụng một cách minh bạch, hiệu quả và đảm bảo góp phần vào việc tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng và môi trường.

Theo đó, HDBank đã thực hiện tài trợ tín dụng xanh cho lĩnh vực thân thiện với môi trường; tài trợ tín dụng xanh cho lĩnh vực năng lượng tái tạo và sạch; tài trợ tín dụng bền vững cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chuỗi giá trị nông nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Tài trợ tín dụng xanh cho lĩnh vực thân thiện với môi trường

Nhằm góp phần vào nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách giảm thiểu tác động tiêu cực  đến môi trường. Song song, HDBank đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi lãi suất 0% cùng với cơ hội  vay mượn dễ dàng cho người tiêu dùng khi mua sắm các phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường  như ô tô điện, xe máy điện và xe đạp điện.

Ngoài ra, HDBank còn đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy các dự án bất động sản bền vững. Ngân hàng  đã phát triển các gói tài trợ ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng những tòa nhà xanh cũng như vận  hành các chuỗi nhà hàng và khách sạn theo mô hình xanh.

Với nhóm tài trợ tín dụng này, Ngân hàng không  chỉ kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào những công trình xanh, mà còn đảm bảo rằng các dự án của họ đóng góp tích cực vào môi trường sống, giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và  nước.

Tài trợ tín dụng xanh cho lĩnh vực năng lượng tái tạo và sạch

HDBank không ngừng nỗ lực tạo ra những giải pháp tài chính xanh nhằm đẩy mạnh phát triển năng lượng  tái tạo, bao gồm điện gió, điện mặt trời áp mái và nhà máy điện mặt trời. Trong khuôn khổ của chiến lược  thúc đẩy tài chính bền vững, Ngân hàng đã và đang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp  thông qua triển khai một loạt các gói tín dụng có cơ cấu linh hoạt và cung cấp vốn đầu tư dài hạn.

Tại cuối năm 2023, dư nợ của điện mặt trời áp mái dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và sạch, đạt  mức 2.693 tỷ đồng, chiếm 61% tổng dư nợ. Trong khi đó, nhà máy điện mặt trời ghi nhận dư nợ là 1.750  tỷ đồng, tương đương với 39% tổng dư nợ.

Tài trợ tín dụng bền vững cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chuỗi giá trị nông nghiệp

Không chỉ đồng hành cùng sự phát triển của các dự án năng lượng tái tạo tiềm năng, HDBank còn chú trọng  tạo dựng nền tảng vững chắc cho các đô thị và cộng đồng với tầm nhìn bền vững. Thông qua các gói tín  dụng có ưu đãi hợp lý, Ngân hàng thúc đẩy phương thức nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao  và nông nghiệp sạch.

Bên cạnh đó, thông qua việc triển khai những chương trình ưu đãi đầy tính thiết thực, HDBank đẩy mạnh  hỗ trợ những chuỗi giá trị nông nghiệp đối với các công ty có quy mô lớn trong lĩnh vực này, góp phần thúc  đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Ngân hàng không ngừng cải tiến các  giải pháp tài chính, nhằm hỗ trợ đồng bào nông dân tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, qua đó góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Đến hết năm 2023, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và hoạt động chuỗi giá trị nông nghiệp đã  ghi nhận dư nợ tín dụng bền vững đạt lần lượt 5.592,4 tỷ đồng và 2.348,1 tỷ đồng.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Năm 2022, HDBank và IFC (International Finance Corporation) đã ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác chiến  lược, thúc đẩy hỗ trợ các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa tiếp cận tài chính và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn  cầu, bao gồm tài trợ chuỗi nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Theo đó, IFC sẽ hỗ trợ HDBank thiết kế chiến lược Tài chính Chuỗi cung ứng - SCF (Supply chain finance) - cho lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời  mở rộng các sản phẩm SCF của mình - đặc biệt là tài trợ cho nhà cung cấp và nhà phân phối - từ đó thu hút  các doanh nghiệp đầu ngành cùng với các nhà cung cấp và các nhà phân phối của họ cùng tham gia vào  chuỗi cung ứng.

Tính đến cuối năm 2023, chương trình này đã hỗ trợ thành công hơn 1.100 doanh nghiệp, tạo ra hơn hàng  ngàn cơ hội việc làm cho người lao động trong các chuỗi liên kết. Không chỉ tạo thêm cơ hội việc làm,  chương trình này còn tạo điều kiện để người dân biết đến và tiếp cận được với các dịch vụ tài chính của  HDBank như mở tài khoản, thẻ tín dụng, v.v.

Dấu ấn xanh

Với việc triển khai loạt giải pháp tài chính linh hoạt và tiên tiến, HDBank đã giải ngân trên 4.350 tỷ đồng trong năm 2023 cho các dự án thuộc lĩnh vực xanh với những cơ chế ưu đãi. So với năm 2022, số tiền giải ngân tín dụng xanh tăng trưởng vượt bậc 200% từ 1.450 tỷ đồng đến 4.350 tỷ đồng. Đây chính là minh chứng cho hiệu quả của những nỗ lực mà Ngân hàng đã thực hiện.

Đến cuối năm 2023, khu vực miền Bắc dẫn đầu danh sách dư nợ tín dụng xanh của Ngân hàng, chiếm 59,4% tổng dư nợ, tiếp sau đó là khu vực thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ 20,1%.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...