Điều gì giúp Samsung chiếm vị trí độc tôn trên thị trường TV suốt 17 năm qua?
Những yêu cầu trải nghiệm nghe nhìn, đối với Samsung, dường như không bao giờ có điểm dừng. Tinh thần cải tiến liên tục cùng triết lý phát triển bền vững đã và đang giúp những chiếc TV của Samsung thuyết phục hàng chục triệu người dùng trên toàn cầu.
Năm năm qua, doanh số của Samsung đối với dòng TV cao cấp (trên 2.500 USD) đã liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là TV QLED. Nếu như năm 2017, chỉ có 0,8 triệu chiếc TV QLED được bán ra thì con số này đã chạm mốc 9,43 triệu trong năm 2021. Thị phần doanh số của Samsung trong dòng TV cao cấp lên tới 44,5% vào năm 2021. Hay dòng TV lớn (80 inch trở lên), thị phần toàn cầu của “đế chế” Hàn Quốc cũng khoảng 44,9%.
Tiên phong và cải tiến không ngừng nghỉ
Ngược dòng thời gian, nhìn lại hành trình từ năm 2006 - thời điểm lần đầu tiên Samsung dẫn đầu thị phần TV toàn cầu, sẽ không mấy ngạc nhiên vì sao ông lớn này có thể duy trì vị trí số một suốt 16 năm sau đó. Tinh thần tiên phong trong công nghệ và những cải tiến liên tục về tiêu chuẩn về thiết kế, độ chính xác của màu sắc và chất lượng hình ảnh là yếu tố then chốt, khiến người tiêu dùng đắm chìm vào những trải nghiệm do chiếc TV của Samsung tạo ra.
Năm 2006, Samsung là thương hiệu đặt nền móng cho một kỷ nguyên mới về thiết kế TV bằng việc ra mắt Bordeaux - một màn hình LCD có kiểu dáng trang nhã, tinh tế, lấy cảm hứng từ ly rượu vang. Đến năm 2009, thương hiệu đến từ Hàn Quốc đã ra mắt TV LED edge-lit đầu tiên trên thế giới, với độ mỏng khó tin và tiếp tục nâng chất lượng hình ảnh lên cấp độ mới. Và chỉ một năm sau đó, TV LED 3D đầu tiên trên thế giới được Samsung giới thiệu tới người tiêu dùng, mở ra cánh cửa cho công nghệ 3D.
Và sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua cột mốc ra đời của chiếc Samsung TV OLED đầu tiên vào năm 2013 và TV UHD màn hình cong và có thể uốn cong đầu tiên vào năm 2014.
Với tư duy cải tiến liên tục, mỗi lần Samsung cho ra đời một dòng TV mới là một lần người tiêu dùng được nâng cấp thêm trải nghiệm nghe nhìn của mình. Hiện tại, dòng TV QLED có thể được coi là thế hệ ưu tú nhất của Samsung, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2017 với công nghệ chấm lượng tử giúp hình ảnh sống động, màu sắc sáng và sâu hơn, thiết kế tối giản giúp loại bỏ các phiền nhiễu,... Với tổng cộng 26 triệu chiếc được xuất xưởng trong giai đoạn 2017-2021, TV QLED đã trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhất cho Samsung Electronics trong 5 năm qua.
Dẫu vậy, động lực đổi mới của Samsung dường như không có điểm dừng khi mới đây, thương hiệu này tiếp tục giới thiệu hệ sinh thái 8K hoàn chỉnh trên TV OLED S95B, tiếp tục nâng trải nghiệm nghe nhìn của người dùng lên một tầm cao hơn. Nếu như thị trường đã khá quen với màn hình 4K thì TV 8K sở hữu độ phân giải gấp 4 lần TV 4K, gấp 16 lần TV Full HD. Không chỉ là công nghệ màn hình, Samsung tạo ra một hệ sinh thái gồm các thiết bị, kho nội dung,... làm hoàn thiện trải nghiệm 8K cho người sử dụng.
Triết lý phát triển bền vững
Song hành cùng động lực đổi mới liên tục, triết lý phát triển bền vững cũng là yếu tố quan trọng giúp Samsung bền bỉ trong cuộc đua suốt 16-17 năm qua. Các sáng kiến không chỉ nhằm nâng cấp trải nghiệm nghe nhìn mà phải đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường. Samsung cho biết sẽ đầu tư hơn 7.000 tỷ won (5,02 tỷ USD) vào năm 2030 như một phần của các sáng kiến môi trường, hướng đến mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Theo đó, từ giai đoạn thiết kế sản phẩm, thương hiệu đến từ Hàn Quốc đã xem xét sử dụng các nguyên liệu có tính tuần hoàn, đồng thời tăng độ bền sản phẩm cho phép khách hàng kéo dài thời gian sử dụng. Các giải pháp bao khác gồm: giảm tiêu thụ nước trong quá trình sản xuất, tái sử dụng phế liệu nhằm hạn chế rác thải, giảm kích thước bao bì, thiết lập một hệ thống mô hình tái chế cho phép thu thập và tái sử dụng ở cuối vòng đời sản phẩm,...
Cụ thể hơn với các sản phẩm TV, Samsung đã giới thiệu bao bì sinh thái (Eco-Packaging) trên thị trường toàn cầu. Thay vì dùng nhiều chữ và hình ảnh tốn rất nhiều mực in độc hại, nhà sản xuất này ra mắt loại bao bì không chứa dập ghim kim loại, giúp đơn giản hóa quá trình tái chế. Khách hàng thậm chí được Samsung hướng dẫn cách tái sử dụng bao bì để thiết kế thành đồ nội thất nhỏ, đa năng như những chiếc kệ độc lập, bàn TV, nhà cho mèo. Hay chiếc điều khiển từ xa SolarCell của TV cũng đang giúp tiết kiệm 200 triệu viên pin AAA tiêu thụ hàng năm nhờ công nghệ sạc pin mặt trời, hiệu quả hơn 88% so với các mẫu năm 2020.
Những trải nghiệm nghe nhìn mới nhất
Cách đây không lâu, TV OLED S95C - chiếc TV được trang bị màn hình QD-OLED đầu tiên của Samsung đã được với giới thiệu tại Triển lãm CES 2023, thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và người tiêu dùng.
Không dễ để hiểu tường tận công nghệ đằng sau tấm nền QD-OLED nhưng một cách đơn giản nhất, QD-OLED là công nghệ màn hình dựa trên khả năng hiển thị ấn tượng của TV OLED, nhưng được cải thiện độ sáng cũng như màu sắc thông qua công nghệ chấm lượng tử (QD). Nói cách khác, QD-OLED là sự kết hợp những điểm mạnh của cả màn hình OLED và QLED.
Nhờ thiết kế cấu trúc đơn giản, màn hình QD-OLED trên TV OLED S95B mỏng và nhẹ hơn nhưng sở hữu khả năng biểu thị độ sáng rực rỡ hơn. Chất lượng hình ảnh hiển thị trên chiếc TV mới này cũng được đánh giá là có độ sáng và màu sắc đồng nhất ở bất kỳ góc độ nào, hình ảnh sâu và chi tiết hơn. Ngoài ra, QD-OLED sẽ giảm tỷ lệ “ánh sáng xanh có hại” gây ảnh hưởng đến cơ thể con người ít hơn 40-50% so với màn hình LCD thông thường.