Cổ đông hỏi “Lãi của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là do hoàn nhập dự phòng”, CEO Võ Trường Sơn nói gì?
Ví dụ năm 2022, với khoản đầu tư HAGL Agrico (HNG), đây không phải là mảng cốt lõi của HAGL, nhưng do giá cổ phiếu HNG giảm nên Công ty phát sinh lỗ do dự phòng khoảng 600 tỷ đồng, May là HAGL có khoản hoàn nhập dự phòng phải thu để bù đắp lại.
Tống kết cả năm qua, HAGL tiêu thụ 292.847 con heo thịt và 281.275 tấn cây ăn trái. Tương ứng, doanh thu thuần Công ty đạt 5.081 tỷ đồng. Trừ giá vốn, HAGL thu về 1.165 tỷ đồng lợi nhuận gộp.
Dù lãi ngàn tỷ, song so với chi phí tài chính Công ty ghi nhận lên tới 1.635 tỷ đồng, câu hỏi đặt ra “lợi nhuận từ xuất chuối và bán heo của HAGL vẫn chưa đủ bù”. Có nghĩa, lợi nhuận trước thuế 1.091 tỷ đồng của năm 2022 chủ yếu đến hoàn toàn từ việc hoàn nhập dự phòng. Khoản hoàn nhập này lên tới 1.561 tỷ đồng, được ghi nhận trong chi phí quản lý doanh nghiệp và không được HAGL thuyết minh cụ thể. Năm 2021, con số này ghi nhận là 891 tỷ đồng.
Đại diện là CEO Võ Trường Sơn cho biết: Phân tích tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của HAGL thì nên tách ra làm 2 phần. Trong đó,
+ Phần thứ nhất là lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính thì 2 năm trở lại đây con số này của HAGL tương đối lớn.
+ Còn phần thứ 2 là những tài sản tài chính định giá lại, HAGL cố gắng cân đối để không ảnh hưởng đến hoạt động cốt lõi.
Ví dụ năm 2022, với khoản đầu tư HAGL Agrico (HNG), đây không phải là mảng cốt lõi của HAGL, nhưng do giá cổ phiếu HNG giảm nên Công ty phát sinh lỗ do dự phòng khoảng 600 tỷ đồng, May là HAGL có khoản hoàn nhập dự phòng phải thu để bù đắp lại.
Trở lại với câu chuyện lãi kinh doanh cốt lõi (phần 1 theo CEO) không đủ bù cho lãi vay, bầu Đức từng giải thích: " Thực tế nợ vay của Công ty đã giảm đi đáng kể trong suốt 6 năm qua, từ mức 27.000 tỷ đồng (năm 2016) hiện chỉ còn hơn 8.100 tỷ đồng. Dù dư nợ giảm nhưng khoản lãi vay phải trả (và vẫn nợ) của HAGL tăng lên theo năm tháng. Theo bầu Đức đây là lãi cộng dồn, tuy nhiên chỉ ghi nhận chứ thực tế không trả".
Do đó, HAGL tính toán hoàn nhập dự phòng từ các tài sản hiện có (phần 2 theo CEO). Cụ thể là từ khoảng vay ngắn hạn và dài hạn gần 5.700 tỷ đồng tại các bên liên quan (bao gồm cả cá nhân và tổ chức). Các khoản cho vay hàng nghìn tỷ đồng của HAGL đối với các bên liên quan được tài trợ bằng việc HAGL đi vay. Nhưng quan trọng hơn việc thu lãi hàng trăm tỷ đồng, nó giúp công ty điều tiết lợi nhuận trong từng thời kỳ nhờ vào việc trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng.
Trong đó, Lê Me đang là công ty có số dư lớn nhất, tổng cộng gần 4.000 tỷ bao gồm cho vay ngắn hạn 2.753 tỷ, cho vay dài hạn 149 tỷ, phải thu lãi cho vay 650 tỷ, phải thu dài hạn từ hợp tác kinh doanh 440 tỷ.
Tại Đại hội vừa qua, bầu Đức cũng khẳng định HAGL đang ráo riết sáp nhập Lê Me về HAGL theo như kế hoạch đã công bố, dự kiến quý 2/2023 sẽ hoàn tất thủ tục pháp lý.